Đại gia Việt mắc kẹt ở 'thiên đường' Malaysia và lời khuyên kiên nhẫn thắp lửa trong sương mù

Lệ Chi - 29/07/2023 11:33 (GMT+7)

(VNF) - Ôm tiền qua Malaysia đầu cơ nhà đất, đại gia Việt mắc kẹt ở 'thiên đường'; Thị trường bất động sản: Kiên nhẫn thắp lửa trong sương mù; Tạm dừng giao dịch khu đất 132 Bến Vân Đồn, Phát Đạt và Phú Mỹ Hưng đồng loạt lên tiếng; M&A BĐS: 'Số thương vụ để khối ngoại xuống tiền chỉ đếm trên đầu ngón tay'... là những thông tin được quan tâm trong tuần.

VNF
1

Ôm tiền qua Malaysia đầu cơ nhà đất, đại gia Việt mắc kẹt ở 'thiên đường'

Chị Trần Thu Hằng, một nhà đầu tư cá nhân tại quận 5 (TP. HCM) cho hay, trong chuyến du lịch tìm hiểu đầu tư BĐS tại Malaysia vào đầu năm 2022, gia đình chị đã quyết định đầu tư hơn 3 tỷ đồng (giá trị quy đổi) mua 1 căn hộ biển có diện tích 65m2 tại dự án Forest City được mệnh danh là “Thiên đường” xanh tại Malaysia. Nhưng, hiện nay việc cho thuê rất khó khăn chưa tới 10 triệu đồng/tháng, và bán lại thì hầu như không có khách mua.

Cùng đầu tư ở đây, anh Vũ Châu, ở quận 8 cho biết, mặc dù được cảnh báo trước về khả năng "đóng băng" nhưng nhiều du khách Việt Nam trong đó có vợ chồng anh vẫn choáng ngợp trước quy mô khổng lồ, cũng như sự đầu tư bài bản của dự án Forest City đã 6 năm qua nên quyết định mua một căn biệt thự với giá trên 9 tỷ đồng. Dẫu vậy, hiện tại gia đình anh quyết định bỏ cọc, số tiền mất khoảng 1.9 tỷ đồng do không thanh khoản được BĐS ở quận 1 (TP. HCM).

Anh Châu cho hay, mới bay sang vào thời điểm này, các khu vực trọng điểm của Forest City như sân goft chuẩn quốc tế Golf Resort, khu vực café và nhà ăn thưa thớt người qua lại. Cách đó khu căn hộ cao cấp gần biển cũng chẳng khá hơn khi chỉ lác đác vài bóng người qua lại ở khu giải trí ngoài trời, dù khu vực này có tầm nhìn phóng sang Singapore khá đẹp. Dọc quanh bãi biển các bảng cấm tắm được dựng lên vì không có nhân viên cứu hộ làm việc. Còn trên khu vực Shophouse có đến quá nửa các cửa hàng treo bảng ngừng hoạt động.

Nói về lý do đầu tư tại đây, anh Châu thổ lộ, do thông tin vĩ mô tốt, ví dụ nguồn thu từ khách du lịch tăng lên trong 5 năm qua, từ mức 78,6 triệu Ringgit (hơn 400 tỷ đồng) năm 2015 lên 91 triệu Ringgite năm 2019 (461 tỷ đồng). Các nhà đầu tư từ lâu đã xem Malaysia là điểm đến yêu thích bởi nền kinh tế tại đây luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định, với tỉ lệ 4,5 - 5,5%/năm.

Mặt khác, giá nhà tương đối thấp, là hai yếu tố biến vùng đất này trở thành “nam châm” thu hút hàng loạt nhà đầu tư quốc tế. Riêng dự án mà anh đầu tư có khoảng 300 khách hàng người Việt. (Xem thêm)

Thị trường bất động sản: Kiên nhẫn thắp lửa trong sương mù

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư bất động sản Việt An Hoà thì cho rằng, thị trường bất động sản vẫn ở giai đoạn khoảng 60 ngày nữa trong “thung lũng sương mù”, chưa thể nhận định “tan sương” hay không. Cần thời gian để “rã băng” từ từ do nhu cầu vẫn có từ người mua, nhưng chỉ vì lo ngại mà không dám xuống tiền. Dẫu vậy, đấy cũng là tín hiệu tích cực cho thấy người mua đã quan tâm, và sẽ là cơ hội cho thị trường trong thời gian tới. “Qua thăm dò, hiện nhiều chuyên gia nhận định từ quý III/2024, thị trường bất động sản sẽ hồi phục”, ông Quang cho biết thêm.

“Đây là thời điểm để người làm nghề môi giới bất động sản có thể học hỏi được nhiều, chuẩn bị nền tảng kiến thức khi thị trường “tan sương”. Đồng thời, cũng là lúc khẳng định bản lĩnh của mình, sự kiên trì của mình, và niềm đam mê nghề nghiệp của người làm việc trong lĩnh vực bất động sản”, ông Phạm Văn Lâm, Phó chủ tịch VARS đồng thời là Chủ tịch DKRA Group, chia sẻ.

“Phía sau thung lũng sương mờ sẽ là một bức tranh đẹp, cả nhà đầu tư, môi giới cần phải  kiên trì để vượt qua thời điểm khó khăn này. Môi giới thì cần chọn những dự án chuẩn pháp lý, chủ đầu tư có uy tín, chất lượng tốt để tư vấn tận tình cho người mua, trong khó khăn nhưng luôn có cơ hội, điển hình là sự kiện “kick-off” dự án chung cư ở Thủ Đức đã bán hết veo 80% rổ hàng vừa qua, vấn đề ta có dám mạnh dạn nắm bắt và tin tưởng để phát huy cơ hội đó hay không?”, ông Khánh Quang đồng tình nhận xét. (Xem thêm)

Tạm dừng giao dịch khu đất 132 Bến Vân Đồn, Phát Đạt và Phú Mỹ Hưng đồng loạt lên tiếng

Phát Đạt và Phú Mỹ Hưng vừa có thông báo làm rõ các thông tin liên quan đến dự án tại khu đất 132 Bến Vân Đồn, quận 4, TP. HCM.

Thông báo nêu, Công ty Phú Mỹ Hưng là chủ đầu tư dự án tại khu đất 132 Bến Vân Đồn trên cơ sở sáp nhập vào Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Vĩnh Hội.

Phú Mỹ Hưng nhận chuyển nhượng cổ phần từ Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Nguyễn Kim, cùng các cá nhân khác theo Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2015/CNCP/NKG-PMH ngày 26/11/2015 nên không liên quan đến Tổng công ty lương thực Miền Nam (Vinafood II). Đồng thời, Công ty Phú Mỹ Hưng không trực tiếp làm việc với Công ty Vinafood II.

Về cơ sở pháp lý sử dụng đất tại 132 Bến Vân Đồn, ngày 20/12/2013, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CT28263 cho khu đất có diện tích 7.327,9m2 tại địa chỉ 132 Bến Vân Đồn. Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính tại khu đất và dự án.

Phú Mỹ Hưng cho rằng công ty bán sản phẩm của dự án và bàn giao căn hộ cho khách hàng theo đúng quy định, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý về phương diện đầu tư, xây dựng, kinh doanh và có các văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Phú Mỹ Hưng và Phát Đạt đều khẳng định quá trình triển khai dự án 132 Bến Vân Đồn không liên quan đến các cá nhân, lãnh đạo của Công ty Vinafood II và Công ty Vinafood II. (Xem thêm)

M&A BĐS: 'Số thương vụ để khối ngoại xuống tiền chỉ đếm trên đầu ngón tay'

Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, trong giai đoạn suy thoái của thị trường bất động sản, hoạt động M&A ghi nhận phần lớn bên bán là các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về vốn và loay hoay tìm bài toán đầu ra.

Thị trường gặp khó, nhiều chủ đầu tư buộc phải bán dự án để tái cấu trúc tài chính. Chính vì vậy, ngoài kênh vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp trong nước cũng tìm cách tiếp cận nguồn vốn ngoài ngân hàng thông qua các chiến lược thoái vốn tài sản và bất động sản.

"Đáng chú ý, chúng tôi ghi nhận hầu hết các dự án được rao bán là dự án lớn, từ khu đô thị, khu công nghiệp cho đến tòa nhà văn phòng, khách sạn, resort, khu đất phát triển hoặc dự án đang xây dở dang, hoặc tài sản đang vận hành.... Chúng tôi cũng ghi nhận sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài dành cho Việt Nam, nhờ vào các yếu tố nền tảng kinh tế hấp dẫn", bà Trang cho biết.

Tuy nhiên, bà Trang cho rằng thị trường vẫn còn gặp nhiều thử thách cho nhà đầu tư trong việc tìm kiếm những cơ hội chất lượng tốt. Thực tế mặc dù có nhiều tài sản đang thoái vốn, nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại khá hạn chế, nguyên nhân là do tính hợp pháp, kỳ vọng về giá cả từ cả hai phía và vấn đề bồi thường. Trong khi đó, hiện nay hầu hết các dự án đều có ít nhiều các vướng mắc vẫn cần được tháo gỡ.

Mặt khác, thị trường hiện đang chững lại, cộng thêm khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư trong 6 tháng qua tạm thời chờ đợi, nghe ngóng nhiều hơn. Bên cạnh đó, quá trình phê duyệt hiện tại cho các dự án đang kéo dài, khiến các nhà phát triển và nhà đầu tư ngày càng nản lòng. Chúng tôi làm việc với nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư đang sẵn sàng rót vốn vào Việt Nam đều đang nóng lòng chờ quá trình phê duyệt được cải thiện để họ có thể đưa ra quyết định đầu tư. (Xem thêm)

Siêu dự án 4 tỷ USD bị Quảng Nam cấm đầu tư kinh doanh nhà ở

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản về việc khẩn trương hoàn thành các hồ sơ quy hoạch liên quan và triển khai thực hiện hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An xác định không đầu tư kinh doanh nhà ở trong dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An.

Cùng với đó, địa phương này đề nghị UBND các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch chung đô thị Duy Hải - Duy Nghĩa, quy hoạch vùng huyện Thăng Bình, Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Bình Dương và các hồ sơ quy hoạch khác có liên quan theo hướng không bố trí đất ở trong phạm vi dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An để phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt làm cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện dự án. (Xem thêm).

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bán công ty làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest báo lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán công ty làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest báo lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.