Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?
(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.
Năm 2023 “lên bờ xuống ruộng”
Với những cổ đông của Hải Phát Invest, giai đoạn cuối năm 2022 trở sang năm 2023 là “quãng thời gian tăm tối” chưa từng thấy khi cổ phiếu HPX liên tục giảm sàn mà nguyên nhân chủ yếu đến từ cuộc khủng hoảng đáo hạn trái phiếu. Cổ phiếu HPX sau đó bị cắt margin, bị đưa vào diện cảnh báo và cuối cùng là đình chỉ giao dịch từ ngày 11/9/2023. Bản thân Chủ tịch Đỗ Quý Hải trong năm 2023 cũng bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu HPX, bị phạt hàng tỷ đồng vì bán chui cổ phiếu, bị cấm giao dịch có thời hạn.
Với Hải Phát Invest, 2023 là một năm vật lộn đầy mệt nhọc, khi công ty phải mất tới 2 lần mới tổ chức được đại hội đồng cổ đông bất thường để thay đổi đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2022. Và cho đến đầu tháng 10/2023, công ty vẫn chưa thể tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên để chọn đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2023.
Phải dùng tới biện pháp khẩn cấp (HĐQT ra nghị quyết tạm thời lựa chọn đơn vị kiểm toán thực hiện soát xét báo cáo tài chính bán niên 2023) rồi sau đó trình đại hội đồng cổ đông thường niên phê duyệt từ đơn vị kiểm toán đến báo cáo kiểm toán, Hải Phát Invest mới có được báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2023. Ngoài ra, trong năm, công ty cũng phải sắp xếp lại bộ máy và “thay máu” đội ngũ nhân sự cấp cao.
Trên mặt trận kinh doanh, năm 2023, Hải Phát Invest gặp áp lực rất lớn trong thu xếp dòng tiền trả nợ, đàm phán gia hạn nợ đến hạn.
Việc bán hàng không quá tồi tệ, song kết quả không như ý; công ty thậm chí đã phải “bán con” để thoát lỗ trong quý IV/2023. Mặt khác, công tác thu hồi nợ bán hàng còn chậm, nợ quá hạn lớn. Nhiều dự án của Hải Phát Invest (dự án 1,4ha Phú Yên, dự án Mai Pha, dự án Điện Biên…) vẫn giãy giụa vì vướng mắc pháp lý.

2024 có khởi sắc?
Năm 2024, ban lãnh đạo Hải Phát Invest vẫn xác định là một năm khó khăn. Công ty đã chuẩn bị tâm thế là khó tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, khó phát hành được trái phiếu, trong khi vẫn phải “vò đầu” nghĩ cách xử lý nguồn cho các gói trái phiếu đến hạn, mua lại trước hạn các gói trái phiếu và trả nợ các tổ chức tín dụng. Việc gỡ vướng pháp lý cho các dự án cũng là một ưu tiên trong năm 2024.
Dù vậy, trong quý I/2024, đã có một vài điểm sáng xuất hiện trên bức tranh nền xám của Hải Phát Invest.
Cụ thể, quý I/2024, doanh thu thuần đạt 324 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng mạnh mẽ của doanh thu ngay quý đầu năm không được Hải Phát Invest thuyết minh cụ thể, song có thể phán đoán rằng đây là kết quả của việc công ty hoàn thành công tác bán buôn một số sản phẩm của dự án Hải Yên – vốn dở dang trong quý IV/2023, do phía khách hàng chưa kịp hoàn thành thủ tục giải ngân từ ngân hàng cấp tín dụng.
Với doanh thu tăng mạnh, lợi nhuận gộp cũng tăng tới 4,3 lần, đạt 69 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 21,3%.
Trong quý I/2024, nguồn thu của Hải Phát Invest được bổ sung bởi doanh thu tài chính 2,5 tỷ đồng (tăng 3,5 lần), lợi nhuận khác 3 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty cũng tiết giảm được 19% chi phí quản lý.
Nhờ đó, kết thúc quý I/2024, Hải Phát Invest có lãi trước thuế 22 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 24 tỷ đồng); lãi sau thuế 16 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 26 tỷ đồng).
Năm 2024, Hải Phát Invest đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 105 tỷ đồng. Như vậy, kết quý I/2024, công ty đã hoàn thành 11,5% mục tiêu doanh thu và 15,2% mục tiêu lợi nhuận.
Đáng chú ý, Hải Phát Invest có số dư người mua trả tiền trước ngắn hạn lên tới 1.246 tỷ đồng, tăng 2,17 lần so với đầu năm. Đây đều là tiền khách hành thanh toán khi ký hợp đồng mua bất động sản tại các dự án ở Cao Bằng, Bắc Giang, dự án Hải Yên và các dự án khác của công ty.
Được biết, dự án Cao Bằng đã hoàn thành 95% hạ tầng kỹ thuật và công tác thi công tòa nhà, cảnh quan khu 1,4ha; tiến hành nghiệm thu A-B công trình thấp tầng khu 1,4ha đồng thời giao nhà cho khách hàng; riêng khu cao tầng chưa triển khai.
Dự án Bắc Giang đã hoàn thành nghiệm thu và đủ điều kiện bàn giao 72/117 căn thấp tầng. Dự án Mai Pha – Lạng Sơn đã giải phóng mặt bằng giai đoạn I được 5ha, đang tạm dừng chờ điều chỉnh quy hoạch trên đất lúa. Dự án Lào Cai đã phê duyệt dự án đầu tư và đã đủ điều kiện bán hàng. Dự án Vinaconex Hải Yên 1, 2 đã cơ bản hoàn thành công tác chuyển nhượng các lô đất; đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng một phần dự án từ Vinaconex sang; hoàn thành phương án điều chỉnh thiết kế cơ sở các công trình shophouse.
Năm 2024, Hải Phát Invest sẽ hướng tới việc hoàn thành toàn bộ công tác thi công khu 1,4ha, triển khai thi công hạng mục thấp tầng giai đoạn II (khu 2ha) của dự án Cao Bằng; hoàn thành thi công toàn bộ phần thấp tầng, đảm bảo hoàn thành bàn giao toàn bộ nhà cho khách hàng trong quý II/2024; triển khai thi công dự án Lào Cai theo tiến độ hợp đồng mua bán với khách hàng; triển khai thi công công trình thấp tầng tại dự án Bình Thuận; triển khai thi công 135 căn shophouse vào quý IV/2024 tại dự án Hải Yên; hoàn thành thi công tuyến đường vào dự án và thực hiện công tác chuẩn bị triển khai hạ tầng kĩ thuật của dự án Đảo ngọc Hòa Bình; quyết toán dự án hoàn thành và quyết toán giá bán dự án nhà ở xã hội Phú Lãm.
Như vậy, về cơ bản, con đường kinh doanh năm 2024 của Hải Phát Invest cũng cho thấy những điểm sáng tương đối, dù cho việc hoàn thành được kế hoạch năm vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Điểm sáng khác trong bức tranh kinh doanh của Hải Phát Invest là dòng tiền kinh doanh quý I/2024 dương tới 620 tỷ đồng, chủ yếu do tăng các khoản phải, giảm hàng tồn kho. Công ty cũng giảm mạnh dòng tiền vay/trả trong quý, chỉ 32 tỷ đồng/108 tỷ đồng, giảm lần lượt 73% và 59% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, ngược với những chuyển biến trong bức tranh kinh doanh, bức tranh tài sản của Hải Phát Invest vẫn khá xấu. Theo đó, tại ngày 31/3/2024, tổng tài sản của công ty đạt 8.711 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Tiền và tương đương tiền chỉ đạt 65 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản phải thu lên tới 4.515 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm và chiếm tới 51,8% tổng tài sản. Hàng tồn kho cũng khá cao, đạt 2.895 tỷ đồng, tăng 5 tỷ đồng so với đầu năm và chiếm 33,2% tổng tài sản.
Như vậy, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tới 85% tổng tài sản của Hải Phát Invest.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tại ngày 31/3/2024 đạt 5.108 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Như vậy, gần 60% tài sản của Hải Phát Invest được hình thành bằng nợ phải trả. Trong số đó, nợ vay đạt là 2.390 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm.
Để giải quyết bài toán nợ nần, tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Hải Phát Invest đã thông qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Cụ thể, công ty dự kiến phát hành 307,292 triệu cổ phiếu, trong đó: phát hành để trả cổ tức 2023 là 15,2 triệu cổ phiếu; chào bán thêm cho cổ đông hiện hữu là 152 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1.000: 500, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ hưởng 1 quyền mua, cứ 1.000 quyền mua được mua thêm 500 cổ phiếu mới); chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là 140 triệu cổ phiếu. Tổng giá trị dự kiến là 3.072,9 tỷ đồng. Vốn điều lệ sau phát hành là 6.114 tỷ đồng. Thời gian thực hiện là từ 2024 đến hết 2025.
Với việc chào bán thêm cho cổ đông hiện hữu 152 triệu cổ phiếu, Hải Phát Invest dự kiến dùng số tiền huy động được để thanh toán các trái phiếu đã phát hành của công ty (bao gồm gốc và lãi) và/hoặc các khoản nợ vay của công ty (bao gồm gốc và lãi).
Với việc chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là 140 triệu cổ phiếu, Hải Phát Invest dự kiến sử dụng tiền để: thanh toán khoản công nợ cho nhà thầu thi công các dự án của công ty (200 tỷ đồng), góp vốn vào các công ty con (Hải Phát – Bình Thuận 200 tỷ đồng, Xanh Kỳ Sơn 450 tỷ đồng), góp vốn theo hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Huy Hoàng (150 tỷ đồng), bổ sung vốn đầu tư phát triển dự án khu đô thị mới Mai Pha, Lạng Sơn (300 tỷ đồng), thanh toán chi phí hoạt động, thanh toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước khác (100 tỷ đồng).
Như vậy, cũng giống như nhiều công ty bất động sản khác, Hải Phát Invest dường như cũng chẳng còn cách nào khác là gọi vốn từ cổ đông để có tiền trang trải nợ nần và đầu tư kinh doanh. Con đường này còn rất nhọc nhằn, nhất là khi với ngành bất động sản, tiền không phải tất cả.
Trong lịch sử phát triển, Hải Phát Invest đã hơn một lần có cơ hội vươn lên thành “ông lớn”, nhưng cứ mỗi lần như vậy, cơn bão khủng hoảng của thị trường lại đánh quỵ doanh nghiệp này. Cứ như tình hình bây giờ mà nhìn nhận, sẽ phải mất thêm nhiều năm để Hải Phát Invest có được cơ hội lần nữa.
Hải Phát Invest: Quý IV ‘bán con’, lãi sau thuế 73 tỷ, tăng gấp 4 lần
Đấu thầu tìm nhà đầu tư khu đô thị mới 760ha trên đảo Lý Sơn
(VNF) - Khu đô thị mới Lý Sơn (huyện Lý Sơn) với diện tích 760ha sẽ được đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Hải Phòng: Trúng đấu giá 2,4ha đất, BĐS Việt Nhật chậm đưa vào sử dụng
(VNF) - Hải Phòng mới ban hành Quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với lô đất trúng đấu giá của Cty BĐS Việt Nhật Hải Phòng kể từ ngày 22/9/2024.
Dự án Chợ An Đồng hơn 10 năm bỏ hoang, Hải Phòng quyết thu hồi 10.000m2 đất
(VNF) - Hải Phòng thu hồi hơn 10.000 m2 dự án chợ An Đồng mới của Công ty Mai Thành An do vi phạm luật về đất đai theo quy định Luật Đất đai năm 2024.
Khu đô thị 1 tỷ USD của Vinhomes ở Hải Phòng đủ điều kiện huy động vốn
(VNF) - Vinhomes vừa được TP Hải Phòng duyệt đủ điều kiện huy động vốn phát triển khu đô thị tại quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy.
Những dự án bất động sản 'bất động' ở Nghệ An
Nhiều dự án nhà ở, khu du lịch ở Nghệ An nằm ở các vị trí 'đất vàng' đã được khởi công từ nhiều năm trước, nhưng chỉ quây tôn rồi bỏ trống, gây lãng phí tài nguyên và chưa biết khi nào mới hoàn thành.
TP.Thủ Đức: Thêm 80.000 căn hộ đổ ra thị trường trong 5 năm tới
(VNF) - Thị trường bất động sản Thủ Đức đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, hứa hẹn tiềm năng phát triển bền vững và trở thành điểm sáng mới của bất động sản phía Nam trong thập kỷ tới.
Kiểm toán Nhà nước 'soi' 12 dự án bất động sản tại Hà Nội
(VNF) - Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán chuyên đề tại 12 dự án bất động sản trọng điểm thuộc 5 quận, huyện của thành phố Hà Nội, gồm: Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm.
Quảng Ninh: Chọn đất xây nhà cao 110 tầng bên Vịnh Hạ Long
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa điều chỉnh quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 phân khu 6, trong đó có khu vực được phép xây công trình cao đến 110 tầng.
Hà Nam phát triển đồng bộ hạ tầng y tế, giáo dục, thu hút nhân lực chất lượng cao
(VNF) - Sau 2 bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam. Đây là kết quả của chiến lược phát triển hạ tầng đồng bộ nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế. Trong đó y tế, giáo dục, nhà ở là những ưu tiên hàng đầu.
Đạt Phương đặt chân vào thị trường vật liệu, khởi công nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên
(VNF) - Tập đoàn Đạt Phương (HoSE: DPG) vừa khởi công dự án nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên tại khu công nghiệp Phong Điền, thành phố Huế. Dự án đánh dấu bước tiến chiến lược trong việc mở rộng lĩnh vực sản xuất của tập đoàn này.
Đồng loạt 'chạy đua' bán đất trước thời điểm bỏ huyện, nhập tỉnh
(VNF) - Nhiều huyện của các tỉnh thành trên cả nước đang dồn dập thông báo đấu giá đất để 'chạy đua' với thời gian trước khi chính thức bỏ cấp huyện.
Bình Thuận: Thanh tra 2 dự án BĐS nghỉ dưỡng nhiều tai tiếng
(VNF) - Ngày 25/3 Chánh Thanh tra tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định số 431/QĐ-TTBT thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về đầu tư, thực hiện dự án Khu đô thị dịch vụ du lịch Summerland và dự án Khu biệt thự cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng Đồi Hòn Rơm.
Thủ tướng duyệt chủ trương đầu tư Khu đô thị mới Cam Lâm 285.000 tỷ đồng
(VNF) - Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm rộng gần 10.400 ha, tổng mức đầu tư khoảng 285.267 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư khoảng 25.000 tỷ đồng.
Lý do giới thành đạt chuộng cuộc sống nghỉ dưỡng tại đô thị Sun Group Hà Nam
(VNF) - Xu hướng sở hữu BĐS cao cấp của nhóm trung niên dư dả đang tăng nhanh, đáp ứng đa mục tiêu: nắm trong tay “của để dành” giá trị, mặt khác đây còn là nơi lý tưởng để cha mẹ an hưởng tuổi già hay con cái vui chơi mỗi dịp cuối tuần.
Không gian thương mại ‘hạng thương gia’ dành cho giới tinh hoa phía Tây Hà Nội
(VNF) - Phía Tây Hà Nội đang phát triển mạnh mẽ đi cùng với sự gia tăng của tầng lớp cư dân giàu có. Thị trường đòi hỏi các không gian thương mại đáp ứng nhu cầu cao của tệp khách thượng lưu. Boutique Collection vừa ra mắt đã được săn đón khi thiết lập chuẩn mực mới trên thị trường bán lẻ, nâng tầm giá trị đầu tư với tiềm năng tăng trưởng không giới hạn.
Toàn cảnh Dragon City-Park hoang vắng suốt 10 năm chờ gỡ vướng
(VNF) - Dự án Khu đô thị xanh Dragon City-Park đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng chuyển nhượng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khiến khách hàng của dự án nhiều năm qua gặp khó khăn.
Sau nhiều lần trễ hẹn, Cảng Vạn Ninh 2.250 tỷ chốt ngày về đích
(VNF) - Dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh, trị giá hơn 2.248 tỉ đồng ở Quảng Ninh đang dần hoàn thiện, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý I/2026.
Chưa có văn bản chấp thuận, Khu đô thị Thanh Hà bị dừng thi công
(VNF) - UBND xã Cự Khê vừa có văn bản gửi Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5 (Cienco5) liên quan đến việc dựng công trình lán trại tạm tại khu vực A2.7, Khu đô thị Thanh Hà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.
Đà Nẵng: Định lại giá đất, truy thu tài chính 15 dự án BĐS lớn
(VNF) - 15 dự án nêu tại Kết luận thanh tra 2852/2012 của Thanh tra Chính phủ sẽ được xác định lại giá đất để truy thu nghĩa vụ tài chính.
Quỹ nhà ở quốc gia: Mô hình nào để tạo lập được nhà giá rẻ?
(VNF) - Trong bối cảnh thị trường thiếu nhà giá rẻ nghiêm trọng, ý tưởng thành lập Quỹ nhà ở quốc gia để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn mang đến hi vọng giải quyết được thực trạng này. Tuy nhiên, Quỹ nhà ở quốc gia hoạt động theo mô hình nào sẽ tối ưu hiệu quả đang là câu hỏi lớn nhất hiện nay.
Đà Nẵng: Loạt dự án BĐS tái khởi động sau nhiều năm bỏ hoang
(VNF) - Nhiều dự án ở Đà Nẵng sau thời gian bỏ hoang đã khởi động trở lại được kỳ vọng sẽ góp phần để thị trường nhà đất thêm sôi động
Vì sao các giải pháp phát triển nhà giá rẻ thất bại?
(VNF) - Sự biến mất của nhà thương mại giá rẻ và nguồn cung ít ỏi của nhà ở xã hội tại các đô thị lớn không chỉ đến từ các nguyên nhân khách quan như khan hiếm nguồn cung do ách tắc pháp lý, sự gia tăng của chi phí phát triển dự án, sự lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp… mà còn do các giải pháp chính sách chưa phù hợp, chưa tạo được động lực cho thị trường.
Vinhomes chính thức ra mắt Vinhomes Wonder City tại Đan Phượng, Hà Nội
(VNF) - Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City tại Đan Phượng, TP. Hà Nội.
Đà Nẵng: Dự án ven biển chậm triển khai, bị thu hồi làm công viên
(VNF) - Dự án Khu du lịch ven biển Hòn Ngọc Á Châu (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) bị thu hồi một phần diện tích để làm công viên công cộng
Trở thành điểm đến 4 mùa, Hải Phòng đang làm gì để tỏa sáng trên bản đồ BĐS nghỉ dưỡng?
(VNF) - Hải Phòng hiện là một trong những thành phố tiên phong xóa bỏ định kiến “du lịch 1 mùa” tại miền Bắc. Với tiềm năng về vị trí địa lý cũng như sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông kết nối… Hải Phòng đang ngày càng thu hút nhiều ông lớn địa ốc, góp phần làm rộn ràng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng những tháng đầu năm 2025.
Đấu thầu tìm nhà đầu tư khu đô thị mới 760ha trên đảo Lý Sơn
(VNF) - Khu đô thị mới Lý Sơn (huyện Lý Sơn) với diện tích 760ha sẽ được đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Ngắm cây cầu nối Đà Nẵng - Quảng Nam trước giờ thông xe
(VNF) - Cầu Quảng Đà bắc qua sông Yên, nối 2 địa phương sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 27/3 nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Quảng Nam và Đà Nẵng.