Toàn cảnh Vinhomes Royal Island qua những khung hình từ trên cao
(VNF) - Dự án Vinhomes Royal Island đã được mở bán từ cuối tháng 3 với quy mô 877 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD nằm trọn trên đảo Vũ Yên.
Tại đại hội, các đại biểu đã thông qua Quy chế hoạt động Liên chi hội; Quy chế quản lý tài chính Liên chi hội; báo cáo phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2024-2029; và bầu cử Ban Chấp hành Liên chi hội gồm 51 ủy viên do TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài làm Chủ tịch.
Phát biểu tại đại hội, TS Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA), cho biết: “Khu công nghiệp (KCN) là một trong những điểm nhấn quan trọng của chính sách phát triển kinh tế ở nước ta từ đổi mới đến nay. KCN là mô hình thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, và thực tế thời gian qua, đã phát huy được các thế mạnh để trở thành trọng điểm thu hút một lượng lớn vốn đầu tư, bao gồm cả vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồn lực quan trọng cho tổng vốn đầu tư phát triển của quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.
Theo TS Lê Minh Nghĩa, hiện nay, trên cả nước đã có 416 khu công nghiệp và hơn 1.000 cụm công nghiệp. Các KCN đóng góp khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu của các nước, và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách. Sự phát triển của các KCN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại, phát triển hệ sinh thái đầu tư xanh, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và giải quyết một số lượng lớn việc làm, từ đó, có ý nghĩa rất lớn trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng an sinh xã hội ở nước ta. Dòng vốn đầu tư thực hiện trong KCN ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Tuy nhiên, việc phát triển KCN đang gặp một số vấn đề vướng mắc về khung pháp lý, thể chế, chính sách, nhất là các vấn đề về tài chính. Thực tiễn thời gian qua đã cho thấy, những khó khăn, hạn chế về tài chính cần phải được tháo gỡ, để các KCN có thể tiếp tục phát triển, tương xứng với tiềm năng to lớn của mô hình này. Vì vậy, VFCA đã quyết định thành lập VIPFA nhằm kết nối các tổ chức, cá nhân liên quan đến kinh tế tài chính KCN trên cả nước, tạo lập một sân chơi chung cho các doanh nghiệp KCN trên cả nước.
“Đây sẽ là nơi chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau đầu tư, phát triển KCN, phát triển kinh doanh tại các KCN, Khu kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế số đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam và trên toàn cầu, trong đó đầu tư xanh đang là xu hướng tất yếu để phát triển KCN một cách bền vững”, TS Lê Minh Nghĩa nói.
Trong khi đó, TS. Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Liên chi hội cho biết: “Sứ mệnh của VIPFA là khơi dậy và phát huy sức sáng tạo, ý chí và khát vọng vươn lên của các doanh nghiệp hội viên, hướng tới phát triển một hệ thống khu công nghiệp sinh thái, xanh và bền vững”.
“Để hoàn thành được sứ mệnh to lớn đó, VIPFA phấn đấu trở thành một tổ chức xã hội - nghề nghiệp chuyên nghiệp, đổi mới, sáng tạo, có vai trò tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp phát triển trong khu vực”, ông Thắng khẳng định.
Những nhiệm vụ trọng tâm của Liên chi hội
Trong nhiệm kỳ I của Liên chi hội Tài chính Khu Công nghiệp Việt Nam sẽ tập trung triển khai thực hiện 4 nhiệm vụ lớn.
Thứ nhất, kiện toàn tổ chức Liên chi hội Tài chính Khu Công nghiệp Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp, đổi mới và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển Liên chi hội trong bối cảnh mới. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo Liên chi hội nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, cso trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành Liên chi hội. Không ngừng nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn của lãnh đạo và cán bộ Liên chi hội.
Thứ hai, phấn đấu tới năm 2029 đạt số lượng tối thiểu 300 hội viên. Tỷ lệ tăng trưởnh hội viên hàng năm đạt từ 20-30%. Đảm bảo thỏa mãn ở mức cao nhất trong điều kiện cho phép đối với nhu cầu bảo vệ quyền, lợi ích của các doanh nghiệp hội viên. Cùng với đó, đảm bảo cho sự bình yên bình đẳng của hội viên trong các mối quan hệ dân sự, kinh tế và chính trị theo pháp luật. Tăng cường vị thế và tiếng nói của hội viên trong xã hội. Đảm bảo mọi hội viên đều được hỗ trợ , tư vấn giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, phát triển các quan hệ hợp tác, liên kết với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế cũng như với các địa phương trong cả nước.
Thứ tư, chú trọng tổ chức các hoạt động tạo nguồn thu để duy trì sự phát triển của Liên chi hội.
Về vai trò của Liên chi hội, thứ nhất là cầu nối giữa Nhà nước với các doanh nghiệp hội viên. Cập nhật cung cấp thông tin về các cơ chế chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp tới các doanh nghiệp hội viên.
Cùng với đó, tổng hợp, phản ánh, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề các vướng mắc của các doanh nghiệp liên quan đến chính sách, cơ chế quản lý, vận hành các KCN, KKT; tạo dựng mối liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp KCN, KKT với các cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương.
Thứ hai, là diễn đàn của các doanh nghiệp KCN, để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tham gia góp ý các chính sách và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Thứ ba, là cầu nối giữa các tổ chức tài chính, tín dụng, quỹ đầu tư trong và ngoài nước với các doanh nghiệp hội viên trong việc hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp và đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp.
Thứ tư, là tổ chức kết nối và hỗ trợ xúc tiến đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế.
Thứ năm, là trung gian hòa giải tranh chấp giữa các hội viên theo quy định của pháp luật.
Về tầm nhìn sẽ trở thành một tổ chức xã hội - nghề nghiệp chuyên nghiệp, đổi mới, sáng tạo, có vai trò tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp phát triển trong khu vực.
Về sứ mệnh, Liên chi hội khơi dậy và phát huy sức sáng tạo, ý chí và khát vọng vươn lên của các doanh nghiệp hội viên, hướng tới phát triển một hệ thống khu công nghiệp sinh thái, xanh và bền vững.
Đại hội đã bầu ra Thường trực Ban Chấp hành Liên chi hội nhiệm kỳ I. Theo đó, TS Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Công ty TNHH Viện Nghiên cứu Đầu tư quốc tế (ISC), Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giữ chức Chủ tịch. Luật sư Nguyễn Hồng Chung, Chủ tịch Hệ sinh thái DVL Ventures giữ chức danh Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký. Thạc sỹ Lê Hữu Quang, Nguyên Vụ trưởng, GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; nguyên Tham tán kinh tế Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản giữ chức danh Phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại, xúc tiến đầu tư. Tiến sỹ Ngô Công Thành, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên Trưởng phòng quản lý dự án FDI, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giữ chức danh Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu, tổng hợp. Luật sư Bùi Văn Thành, Chủ tịch hãng Luật Mặt trời Mới giữ chức danh Phó Chủ tịch Trưởng Ban Pháp chế và tư vấn Tài chính KCN. Kỹ sư Chu Đức Tâm, Phó TGĐ Công ty TNHH SM Technina Engineering, giữ chức danh Phó Chủ tịch Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội. Thạc sỹ Tường Quỳnh Phương, PCT Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Đại An, giữ chức danh Phó Chủ tịch phụ trách phát triển hội viên. Cử nhân Nguyễn Trung Tiến, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty FDI Việt Nam, giữ chức danh Phó Chủ tịch phụ trách phía Nam. Tiến sĩ Phạm Hồng Kỳ, Nguyên Giám đốc Trung tâm ĐTNN phía Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giữ chức danh Phó Chủ tịch - Trưởng Cơ quan đại diện tại TP. HCM. |
Liên chi hội Tài chính Khu Công nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị quyết số 68/NQ-BCH ngày 22/12/2023 của Ban Chấp hành Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam. VIPFA là tổ chức cơ sở thuộc Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA), tập hợp và đại diện cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tài chính khu công nghiệp, thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam. |
Xem thêm: TS Ngô Công Thành: ‘Để phát triển KCN, điểm căn bản là khơi thông dòng vốn'
(VNF) - Dự án Vinhomes Royal Island đã được mở bán từ cuối tháng 3 với quy mô 877 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD nằm trọn trên đảo Vũ Yên.