Đằng sau bức tranh của họa sỹ Việt được đấu giá hơn 1 triệu Euro

Khánh Nam - 25/08/2024 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Trung tuần tháng 6/2024, thị trường tranh mỹ thuật Việt Nam đón tin vui khi tác phẩm tranh Đông Dương “Les Chanteuses de campagne” (Người hát dân ca) được đấu giá tại Sotheby’s Paris đạt giá “gõ búa” 1.020.000 EUR (tương đương 1.090.000 USD). Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi đã có cuộc trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính về câu chuyện này

PV: Vừa qua, tranh họa sĩ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (tranh Đông Dương) của Việt Nam tiếp tục gặt hái thành công lớn trên trường đấu giá quốc tế khi bức “Người hát dân ca” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh vượt mức triệu USD. Nhận định của ông về câu chuyện này như thế nào?

Ông Ngô Kim Khôi: Trong xã hội hiện đại, khi chất lượng sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ cũng dần cao hơn, trong đó có nhu cầu về cuộc sống tinh thần như ngắm tranh, nghe nhạc, xem ca múa... Khi con người có điều kiện thuận lợi hơn về vật chất, họ sẽ có khuynh hướng tìm đến những món ăn tinh thần đó. Một trong những món ăn tinh thần được lựa chọn đó là sưu tầm tranh mỹ thuật.

Tranh Đông Dương thường được xem là “món ăn” xa xỉ bởi những bức tranh này rất đắt đỏ và người sở hữu phải có điều kiện tài chính, đồng thời rất đam mê nghệ thuật hội họa để hiểu rõ lịch sử tác phẩm đó.

Tác phẩm tranh Đông Dương “Les Chanteuses de campagne” (Người hát dân ca). (Ảnh: Sotheby’s)

Bức tranh “Người hát dân ca” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, thế hệ đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, vừa có mức đấu giá trên trường quốc tế rất thành công, đóng góp vào số lượng gần 20 bức tranh vượt mức triệu USD của các họa sĩ Việt Nam là một minh chứng rõ nét cho xu hướng này.

Đầu tiên, cần nhấn mạnh rằng đây là một bức tranh sơn dầu, trong khi thông thường, tác giả lại được biết đến nhiều trên thị trường quốc tế qua các tác phẩm trên chất liệu lụa. Thứ hai, mỗi bức tranh đều có lịch sử riêng và bức “Người hát dân ca” cũng vậy. Chính hai yếu tố này đã giúp bức tranh đạt mức giá triệu USD, mặc dù thị trường tranh Việt gần đây khá trầm lắng. Đây là một tín hiệu đáng khích lệ, cho thấy rằng nếu thị trường giao dịch minh bạch, giá trị tranh sẽ tăng. Hy vọng tín hiệu tích cực này sẽ là điểm đột phá, nhất là khi ngày kỷ niệm 100 năm thành lập trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương đang tới gần, sẽ thúc đẩy lòng yêu mến tranh của các nhà sưu tập mạnh mẽ hơn nữa.

- Một số chuyên gia cho rằng mua tranh Đông Dương cũng giống như đầu tư vào vàng hay bất động sản, ông nhận xét như thế nào về quan điểm này?

Nhìn từ góc độ đầu tư, thông thường con người sử dụng tiền bạc cho các nhu cầu thiết yếu hoặc đầu tư vào giáo dục. Khi có điều kiện thuận lợi hơn, họ tìm cách tối ưu hóa dòng vốn để mang lại lợi nhuận cao hơn, thường là thông qua chứng khoán, vàng hoặc bất động sản. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy gần đây, các kênh đầu tư này đều tiềm ẩn rủi ro; chẳng hạn, thị trường bất động sản đang trong chu kỳ mà nhiều nhà đầu tư có thể thua lỗ.

Đối với tranh mỹ thuật, việc đầu tư có vài điểm khác biệt. Sưu tập tranh không chỉ mang lại niềm vui và sức khỏe tinh thần mà còn thể hiện đẳng cấp của người sở hữu. Ví dụ, một biệt thự hoành tráng nếu trang trí bằng tranh chép hoặc tranh nhái sẽ làm giảm giá trị của căn biệt thự và địa vị của chủ nhân. Ngược lại, sở hữu một bức tranh hiếm có của danh họa nổi tiếng sẽ làm tăng sự sang trọng của căn biệt thự và khẳng định vị thế của gia chủ, đặc biệt khi đối tác kinh doanh biết về tác phẩm đó.

Tranh Đông Dương là đối tượng thu hút các nhà sưu tập và doanh nhân đầu tư vì những giá trị đặc biệt của nó. Tác giả của những bức tranh này không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn trên toàn thế giới, họ là những người tiên phong kết hợp mỹ thuật phương Tây với văn hóa bản địa, tạo tiếng vang lớn tại thị trường châu Âu từ cách đây cả trăm năm. Những bức tranh này rất hiếm và thường là độc bản, tích lũy giá trị lâu dài và gia tăng sau mỗi lần chuyển quyền sở hữu. Nhiều bức tranh đấu giá thành công là tài sản thừa kế từ tác giả hoặc từ các gia đình nhà sưu tầm.

Những người có khả năng tài chính luôn săn tìm tranh Đông Dương để thỏa mãn niềm đam mê và xem đó như một cách đầu tư tài sản lâu dài, làm cho tranh Đông Dương có tính thanh khoản cao. Nhà đấu giá nổi tiếng Sotheby’s Hong Kong và một số nhà đấu giá khác đã mở hẳn mảng đấu giá riêng cho tranh Việt Nam vì nhận thấy tiềm năng phát triển từ đây. Hiện nay, thị trường tranh mỹ thuật Việt Nam vẫn ở tầm thấp so với quốc tế, nhưng tiềm năng của tranh Đông Dương rất lớn và sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Sự hiếm có của tranh Đông Dương và việc thẩm định giá trị của chúng khá khó khăn khiến vấn nạn “tranh giả” trở nên nhức nhối, khiến người mua dễ bị lầm lẫn. Theo ông, nguyên nhân của vấn đề này là gì và hiện nay có những cách giải quyết nào?

Một trong những nguyên nhân làm cho thị trường tranh mỹ thuật Việt Nam nói chung và tranh Đông Dương nói riêng vẫn còn bị đánh giá thấp trong khu vực đó chính là bị ảnh hưởng bởi vấn nạn tranh giả.

Ông Ngô Kim Khôi và ông Alexandre Millon, CEO nhà đấu giá Millon.

Nguồn gốc của tranh Đông Dương giả bắt nguồn từ việc cho phép sao chép tranh trong quá khứ để phục vụ cho giao lưu văn hóa, quà tặng và đối ngoại. Vào thời điểm đó, tranh sao chép cũng có giá trị nhất định và không bị cấm. Tuy nhiên, do thiếu sự thống kê rõ ràng và quản lý lỏng lẻo, những bức tranh sao chép đã được đưa ra thị trường tự do mà không có sự kiểm soát, dẫn đến việc làm giả. Sự lẫn lộn giữa tranh thật, tranh sao chép và tranh giả trên thị trường đã làm mất niềm tin của những người muốn sưu tập vào thị trường tranh Đông Dương trong một thời gian dài.

Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc xác định tính chất và xuất xứ chất liệu của tranh đã được nâng cao, giúp các nhà thẩm định đưa ra kết luận chính xác hơn về tính thật giả của tác phẩm. Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã giúp cập nhật và sàng lọc thông tin nhanh chóng, cung cấp cho người mua tranh nhiều thông tin chính xác hơn về tác phẩm mà họ dự định sưu tầm.

Cùng với đó, việc đấu giá tranh trên thị trường quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển. Các nhà đấu giá uy tín thực hiện công việc thẩm định tranh rất chuyên nghiệp, nâng cao tính minh bạch của các tác phẩm mỹ thuật.

Vấn đề còn lại là cộng đồng yêu tranh mỹ thuật cần đồng lòng, quyết nói “không” với tranh giả để tranh Đông Dương nói riêng và thị trường tranh mỹ thuật Việt Nam nói chung phát triển bền vững.

- Là một nhà nghiên cứu tranh Đông Dương, xin ông chia sẻ một số kinh nghiệm thẩm định tranh trên trường đấu giá quốc tế như Sotheby’s, Christie’s hay Bonhams? Và lời khuyên nào cho những người mua tranh vừa để sưu tầm, vừa để đầu tư?

Như đã đề cập, mỗi tác phẩm tranh Đông Dương mang trong mình một câu chuyện riêng, một lịch sử riêng, điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình thẩm định. Mặc dù mỗi họa sĩ có phong cách vẽ độc đáo mà những người nghiên cứu chuyên sâu không thể nhầm lẫn, nhưng trong thời đại hiện đại, việc xác thực một tác phẩm đòi hỏi sự kết hợp giữa chuyên môn sâu và công nghệ. Các chuyên gia thẩm định và nhà đấu giá danh tiếng hiện nay đều có khả năng thực hiện điều này.

Đối với những ai đang cân nhắc việc đầu tư vào tranh, điều quan trọng nhất là phải mua được tác phẩm thật. Để làm được điều này, họ cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp xúc với tranh thường xuyên, từ đó họ sẽ phát triển được cảm thụ riêng về những dòng tranh mà họ quan tâm. Họ cũng nên tìm kiếm thông tin từ những người chuyên môn, những người có kinh nghiệm. Và tốt hơn hết, họ nên tìm đến các nhà đấu giá uy tín để thẩm định. Những bức tranh mà họ chọn nên có giấy chứng nhận nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, với công nghệ hiện đại, nhiều tác phẩm quý hiếm đã được gắn chip mã hóa để chống giả mạo và lưu giữ toàn bộ lịch sử của tác phẩm.

Ngược lại, với những người đã sở hữu tranh và coi nó như một hình thức đầu tư lâu dài, việc giới thiệu tác phẩm ra thị trường là cần thiết. Điều này không chỉ giúp khẳng định tính xác thực của tác phẩm mà còn giúp định giá lại sau mỗi lần xuất hiện công khai. Hãy nhớ, những tác phẩm của sinh viên khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã nổi tiếng sau khi tham gia Triển lãm Đấu xảo Paris năm 1931.

Bên cạnh đó, trong thời đại thông tin nhanh chóng và toàn cầu như hiện nay, việc truyền thông là vô cùng quan trọng. Việc quảng bá liên tục trên các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ giúp khẳng định tính xác thực không thể chối cãi của tác phẩm, đồng thời giúp tác phẩm được biết đến rộng rãi, tạo cơ hội tăng giá trị và tính thanh khoản trên thị trường.

- Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này!

Cùng chuyên mục
4 người chết, 78 người bị thương khi siêu bao Yagi đổ bộ

4 người chết, 78 người bị thương khi siêu bao Yagi đổ bộ

(VNF) - Tính đến 17h ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) khiến 4 người chết, 78 người bị thương, 6 tàu thuyền bị chìm, nhiều nhà ở hư hỏng, tốc mái và hàng nghìn cây xanh ngã đổ.

Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất cho vay

(VNF) - Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết NHNN đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong đó tập trung vào hạ lãi suất cho vay.

Siêu bão Yagi tàn phá: Miền Bắc mất điện diện rộng, hệ thống hư hại nặng

Siêu bão Yagi tàn phá: Miền Bắc mất điện diện rộng, hệ thống hư hại nặng

(VNF) - Bão Yagi khiến nhiều đường dây 500 kV, 220 kV ở các tỉnh ven biển phía Bắc gãy, đổ, gặp sự cố, gây mất điện toàn tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh.

Cao ốc bị gió bóc từng lớp kính, tan hoang vì bão Yagi

Cao ốc bị gió bóc từng lớp kính, tan hoang vì bão Yagi

(VNF) - Bão Yagi đổ bộ, mái tôn bay, cần cẩu gãy, cây đổ ngổn ngang... trên đường ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội.

Bộ TN&MT: 'Trúng đấu giá đất cao so với khởi điểm là đúng thực tế'

Bộ TN&MT: 'Trúng đấu giá đất cao so với khởi điểm là đúng thực tế'

(VNF) - Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 7/9.

Cảnh sóng biển nhấn chìm tàu trong siêu bão Yagi

Cảnh sóng biển nhấn chìm tàu trong siêu bão Yagi

(VNF) - Bão Yagi đổ bộ, ngư dân bất lực đứng trên bờ nhìn thuyền, nhà bè, tài sản bị bão nhấn chìm.

'Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, chưa thể thống kê được'

'Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, chưa thể thống kê được'

(VNF) - Thông tin này được Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phạm Đức Luận cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, diễn ra chiều 7/9.

Siêu bão Yagi cán quét biển đảo, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà... tơi tả

Siêu bão Yagi cán quét biển đảo, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà... tơi tả

(VNF) - Bão Yagi đang đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh. Tại Hải Phòng thiệt hại chủ yếu là bị tốc mái, đổ cây cối. Tại Vân Đồn, nhiều tàu, thuyền của dân bị cuốn trôi.

Siêu bão Yagi vào Hà Nội: Cây đổ la liệt, gió giật tung mái xưởng giày Thượng Đình

Siêu bão Yagi vào Hà Nội: Cây đổ la liệt, gió giật tung mái xưởng giày Thượng Đình

(VNF) - Chiều tối 7/9, bão số 3 (Yagi) bắt đầu gây ảnh hưởng đến TP. Hà Nội, khiến nhiều cây xanh trên địa bàn bị quật đổ.

Siêu bão Yagi hoành hành: Mưa, gió mạnh tấn công dân chung cư cao tầng

Siêu bão Yagi hoành hành: Mưa, gió mạnh tấn công dân chung cư cao tầng

(VNF) - Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, sáng nay, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đã có mưa và gió khá lớn, nhất là những khu vực xung các chung cư cao tầng.