Đằng sau cú bứt tốc lợi nhuận quý II: Chỗ 'ăn nên làm ra', nơi 'thắt lưng buộc bụng'

Thanh Long - 31/08/2024 10:32 (GMT+7)

(VNF) - Trong khi các doanh nghiệp sản xuất “ăn nên làm ra” nhờ nền kinh tế bứt tốc thì các doanh nghiệp chuyên “buôn tiền” lại nỗ lực kiểm soát chi phí để duy trì tăng trưởng lợi nhuận cao.

Kinh tế bứt tốc, doanh nghiệp sản xuất “ăn nên làm ra”

Trước khi quý II/2024 chính thức kết thúc, Tổng cục Thống kê đã công bố ước tính tăng trưởng GDP quý II vượt kỳ vọng của số đông, lên tới 6,93% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này đã “củng cố sớm” kỳ vọng rằng xu hướng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp diễn trong quý II và trên thực tế, kỳ vọng này đã trở thành sự thật.

Theo thống kê từ hãng dữ liệu FiinGroup, tổng lợi nhuận sau thuế quý II/2024 của các doanh nghiệp trên 3 sàn chứng khoán (HoSE, HNX, UPCoM) tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn theo thống kê từ Công ty Chứng khoán SSI, so với quý liền trước, lợi nhuận quý vừa qua của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE tăng tới 7,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng 6,6% ở quý I/2024 và 5,3% ở quý IV/2023. Đà tăng này được thúc đẩy bởi sự cải thiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh cốt lõi khi biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp phi tài chính (không bao gồm các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm) tiếp tục tăng lên mức 15%, từ mức 14,9% của quý I/2024. Biên lợi nhuận ròng trung bình cũng tăng lên mức 5,5%, cao nhất trong 8 quý gần đây.

Quy mô lợi nhuận sau thuế công ty mẹ của các doanh nghiệp niêm yết qua các quý. Nguồn: SSI

Đi sâu hơn, dữ liệu từ FiinGroup cho thấy các doanh nghiệp phi tài chính trên sàn chứng khoán ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận sau thuế lên tới 32,9% trong quý II/2024 so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn hẳn mức tăng 20,6% của các doanh nghiệp tài chính (bao gồm các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm).

Các ngành sản xuất và tiêu dùng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng vượt trội, thuận theo xu hướng hồi phục của kinh tế vĩ mô, bao gồm các nhóm ngành Bán lẻ (tăng trưởng 1.403,3%), Du lịch & Giải trí (tăng trưởng 406,2%), Tài nguyên Cơ bản (tăng trưởng 278,7%). Ngược lại, lợi nhuận sau thuế của nhóm Tiện ích (Điện, Nước, Khí đốt) và Y tế vẫn tiếp tục tạo đáy trong khi giảm trở lại ở nhóm Dầu khí.

Theo FiinGroup, chất lượng tăng trưởng cải thiện là điểm nhấn của các doanh nghiệp phi tài chính trong quý II/2024. Cụ thể, đây là quý đầu tiên nhóm Phi tài chính ghi nhận doanh thu tăng trưởng đi kèm với biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cải thiện kể từ quý I/2022. Dẫu vậy, biên EBIT của nhóm Phi tài chính vẫn thấp hơn mức trung bình giai đoạn trước COVID-19 (8,8%), hiện ở mức 6,7%.

Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng tiếp tục là trụ cột tăng trưởng chính trong quý II/2024 trong khi các công ty chứng khoán không còn tăng trưởng đột biến do hiệu ứng nền so sánh thấp đã hết.

Đi sâu hơn vào giới “buôn tiền” này, lợi nhuận sau thuế quý vừa qua của các ngân hàng tăng cao so với cùng kỳ (tăng trưởng 21,6%) nhưng tăng thấp so với quý gần nhất (tăng trưởng 6%) do tín dụng tăng không ổn định và áp lực trích lập gia tăng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của các công ty chứng khoán tăng trưởng 5,7% so với cùng kỳ và giảm 6,2% so với quý liền trước, kém đi so với bức tranh lợi nhuận của quý gần nhất (tăng trưởng 124,9% so với cùng kỳ và tăng trưởng 35,5% so với quý liền trước) do không còn hiệu ứng nền so sánh thấp cùng kỳ và thị trường chứng khoán không có nhiều biến động về điểm số cũng như thanh khoản trong quý II vừa qua. Còn với các công ty bảo hiểm, tăng trưởng cũng thấp hơn bình quân toàn thị trường.

Nợ xấu bủa vây, “lương khô” của ngân hàng cạn dần

Việc các ngân hàng vẫn duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới 21,6% so với cùng kỳ, dù rằng vẫn thấp hơn bình quân toàn thị trường, đã là một nỗ lực rất lớn trong bối cảnh nợ xấu bủa vây. Để đổi lấy thành tích này, các ngân hàng tiếp tục phải tích cực sử dụng “lương khô” dự trữ.

Cụ thể, thống kê của FiinGroup cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng niêm yết được báo cáo tại thời điểm cuối quý II/2024 là 2,21%, tăng trở lại vùng đỉnh lịch sử (2,24%). Nợ cần chú ý giảm mạnh (giảm 19.000 tỷ đồng, tương đương 8,9%) trong khi nợ có khả năng mất vốn tiếp tục dâng lên (tăng 11.000 tỷ đồng, tương đương tăng 10,6%). Cụ thể, thống kê của FiinGroup cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng niêm yết được báo cáo tại thời điểm cuối quý II/2024 là 2,21%, tăng trở lại vùng đỉnh lịch sử (2,24%). Nợ cần chú ý giảm mạnh (giảm 19.000 tỷ đồng, tương đương 8,9%) trong khi nợ có khả năng mất vốn tiếp tục dâng lên (tăng 11.000 tỷ đồng, tương đương tăng 10,6%).

Nợ xấu tăng lên trong khi chi phí dự phòng ở mức vừa phải (nhờ việc gia hạn Thông tư 02) khiến bộ đệm dự phòng tiếp tục mỏng đi. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm về 81,5% trong quý II/2024, mức thấp nhất kể từ khi COVID-19 xuất hiện và cách khá xa so với mức đỉnh (143,2%) trong quý III/2022. Nợ xấu tăng lên trong khi chi phí dự phòng ở mức vừa phải (nhờ việc gia hạn Thông tư 02) khiến bộ đệm dự phòng tiếp tục mỏng đi. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm về 81,5% trong quý II/2024, mức thấp nhất kể từ khi COVID-19 xuất hiện và cách khá xa so với mức đỉnh (143,2%) trong quý III/2022.

Bộ đệm dự phòng giữ xu hướng suy giảm từ quý I/2022 tới nay. Nguồn: FiinGroup

Việc sử dụng nguồn dự phòng để xoá nợ xấu trong khi lại hạn chế trích lập dự phòng, một mặt khiến lợi nhuận của các ngân hàng duy trì được mức tăng trưởng cao nhưng mặt khác lại khiến tỷ lệ nợ xấu dâng lên, đồng thời tỷ lệ bao phủ nợ xấu hạ xuống làm hạn chế khả năng xử lý nợ trong thời gian tới. Tình huống này đặt các ngân hàng vào “thế cược”: Nếu kinh tế vĩ mô tiếp tục hồi phục tốt, áp lực nợ xấu nhẹ bớt, khả năng hấp thụ tín dụng ngày càng được cải thiện, bộ đệm dự phòng sẽ được củng cố trở lại trong khi ngân hàng vẫn duy trì được tăng trưởng lợi nhuận cao; ngược lại, nếu kinh tế vĩ mô gặp khó, ngân hàng khó có thể duy trì tăng trưởng lợi nhuận cao mãi trong bối cảnh áp lực nợ xấu duy trì trong thời gian dài.

Không chỉ kiểm soát chi phí trích lập dự phòng, các ngân hàng cũng nỗ lực kiểm soát chi phí hoạt động. Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động (CIR) của 27 ngân hàng ở mức 31,7% trong quý II/2024, quý thứ 2 liên tiếp duy trì ở vùng đáy và chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức đáy 5 năm gần đây thiết lập vào quý I/2022 ở mức 30,1%.

Trong bối cảnh chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng vẫn ở mức đáng quan ngại sau những diễn biến tiêu cực trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản từ năm 2022, FiinGroup đánh giá việc mức định giá P/B của ngành ngân hàng dao động trong biên độ hẹp (1,4 - 1,6 lần) trong gần 2 năm qua và thấp hơn đáng kể so với giai đoạn 2021 - 2022 (1,7 - 2,7 lần) là mức định giá hợp lý. FiinGroup cho rằng triển vọng của các cổ phiếu ngân hàng chưa khả quan do giá đang duy trì ở vùng đỉnh khiến dòng tiền tham gia vào cổ phiếu này sẽ hạn chế.

Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế sẽ tiếp tục khả quan trong quý III/2024 nhờ nền so sánh quý III/2023 là mức đáy trong 6 quý trở lại đây. Đây cũng là quý mà hai ngành chủ chốt (bao gồm Ngân hàng và Bất động sản) đều có kết quả kinh doanh kém và lợi nhuận của nhóm còn lại (ngoại trừ Thép, Chứng khoán, Dầu khí) gần như chưa hồi phục hoặc hồi phục rất chậm. Bên cạnh đó, xu hướng hồi phục đang diễn ra khá tích cực ở nhiều ngành thuộc nhóm Phi tài chính. Ngoài ra, mặt bằng lợi nhuận đang giữ ổn định ở nhóm Tài chính.

Công ty Cổ phần FiinGroup
Cùng chuyên mục
Siêu bão Yagi tàn phá: Miền Bắc mất điện diện rộng, hệ thống hư hại nặng

Siêu bão Yagi tàn phá: Miền Bắc mất điện diện rộng, hệ thống hư hại nặng

(VNF) - Bão Yagi khiến nhiều đường dây 500 kV, 220 kV ở các tỉnh ven biển phía Bắc gãy, đổ, gặp sự cố, gây mất điện toàn tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh.

Cao ốc bị gió bóc từng lớp kính, tan hoang vì bão Yagi

Cao ốc bị gió bóc từng lớp kính, tan hoang vì bão Yagi

(VNF) - Bão Yagi đổ bộ, mái tôn bay, cần cẩu gãy, cây đổ ngổn ngang... trên đường ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội.

Bộ TN&MT: 'Trúng đấu giá đất cao so với khởi điểm là đúng thực tế'

Bộ TN&MT: 'Trúng đấu giá đất cao so với khởi điểm là đúng thực tế'

(VNF) - Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 7/9.

Cảnh sóng biển nhấn chìm tàu trong siêu bão Yagi

Cảnh sóng biển nhấn chìm tàu trong siêu bão Yagi

(VNF) - Bão Yagi đổ bộ, ngư dân bất lực đứng trên bờ nhìn thuyền, nhà bè, tài sản bị bão nhấn chìm.

'Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, chưa thể thống kê được'

'Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, chưa thể thống kê được'

(VNF) - Thông tin này được Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phạm Đức Luận cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, diễn ra chiều 7/9.

Siêu bão Yagi cán quét biển đảo, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà... tơi tả

Siêu bão Yagi cán quét biển đảo, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà... tơi tả

(VNF) - Bão Yagi đang đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh. Tại Hải Phòng thiệt hại chủ yếu là bị tốc mái, đổ cây cối. Tại Vân Đồn, nhiều tàu, thuyền của dân bị cuốn trôi.

Siêu bão Yagi vào Hà Nội: Cây đổ la liệt, gió giật tung mái xưởng giày Thượng Đình

Siêu bão Yagi vào Hà Nội: Cây đổ la liệt, gió giật tung mái xưởng giày Thượng Đình

(VNF) - Chiều tối 7/9, bão số 3 (Yagi) bắt đầu gây ảnh hưởng đến TP. Hà Nội, khiến nhiều cây xanh trên địa bàn bị quật đổ.

Siêu bão Yagi hoành hành: Mưa, gió mạnh tấn công dân chung cư cao tầng

Siêu bão Yagi hoành hành: Mưa, gió mạnh tấn công dân chung cư cao tầng

(VNF) - Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, sáng nay, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đã có mưa và gió khá lớn, nhất là những khu vực xung các chung cư cao tầng.

Vào bờ tránh bão Yagi, đối tượng truy nã đặc biệt 23 năm bị bắt

Vào bờ tránh bão Yagi, đối tượng truy nã đặc biệt 23 năm bị bắt

(VNF) - Đối tượng Nguyễn Quốc Tuấn bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh truy nã từ năm 2001 của về tội “Mua bán trái phép chất ma tuý”.

Siêu bão Yagi hoành hành: Cảnh tan hoang từ tâm bão Quảng Ninh

Siêu bão Yagi hoành hành: Cảnh tan hoang từ tâm bão Quảng Ninh

(VNF) - Tâm bão Yagi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió 149 km/h, cấp 13, cuốn bay mảng kính nhà cao tầng, giật sập cần cẩu cỡ lớn, làm đắm du thuyền.