'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần GTNfoods (HoSE: GTN) mới đây đã công bố tỷ lệ hoán đổi khi sáp nhập vào Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico, UPCoM: VLC).
Theo đó, GTNfoods thông qua tỷ lệ sáp nhập vào Vilico là 1,6:1, tức là cổ đông sở hữu 16 cổ phiếu GTN vào ngày chốt quyền sẽ hoán đổi thành 10 cổ phiếu VLC. Sau khi hoàn tất, GTNfoods hủy niêm yết.
Bình luận về thương vụ sáp nhập này, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng kế hoạch sáp nhập GTNfoods với Vilico và sau đó là hủy niêm yết GTNfoods là hợp lý.
"GTNfoods không trực tiếp hoạt động ngành nghề kinh doanh cốt lõi nào, mà chỉ đơn thuần là công ty nắm giữ cổ phần tại các công ty con (Vilico, qua đó gián tiếp nắm Mộc Châu Milk) và công ty liên kết. Do đó, việc duy trì công ty mẹ như GTNfoods là không cần thiết", chuyên gia của SSI nhận định.
Cùng với đó, việc này cũng giúp đơn giản hóa cấu trúc doanh nghiệp của Vinamilk (công ty mẹ của GTNfoods) và tăng cường tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vinamilk.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng bày tỏ lạc quan về thương vụ sáp nhập trên. Tỷ lệ sở hữu thực tế tăng cùng với việc tiết kiệm chi phí từ tối ưu hóa chi phí trùng lắp (ví dụ, chi phí quản lý) giữa GTNfoods và Vilico là các diễn biến tích cực đối với Vinamilk, theo quan điểm của VCSC.
Về tỷ lệ hoán đổi, SSI cho hay tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ giá trị sổ sách mỗi cổ phần (BVPS) giữa GTNfoods và Vilico tại thời điểm cuối năm 2020. Tỷ lệ giữa giá cổ phiếu GTN/giá cổ phiếu VLC hiện tại cũng gần bằng tỷ lệ dự kiến sáp nhập.
Vilico sẽ phát hành 156,3 triệu cổ phiếu mới để hoán đổi với 250 triệu cổ phiếu hiện có của GTNfoods. Dự kiến, vốn điều lệ của Vilico sẽ tăng từ 631 tỷ đồng hiện tại lên 1.723 tỷ đồng (sau khi trừ đi 47 triệu cổ phiếu Vilico do GTNfoods nắm giữ trước khi sáp nhập). Các cổ đông khác của Vilico sẽ bị pha loãng do tỷ lệ sở hữu của họ tại Vilico sẽ giảm từ 25,5% xuống chỉ còn 9,3% sau sáp nhập.
Theo tính toán của SSI, tỷ lệ sở hữu của Vinamilk ở Mộc Châu Milk (cả trực tiếp và gián tiếp) sẽ là 49,4%, tăng nhẹ so với 47,3% trước khi sáp nhập GTNfoods vào Vilico.
Thương vụ này dự kiến sẽ được thực hiện trong tháng 5-7/2021.
Sau sáp nhập, Vilico định hướng trở thành đơn vị lớn trong lĩnh vực ngành chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt tại Việt Nam. Doanh nghiệp đánh giá quy mô thị trường thịt Việt Nam khoảng 10 tỷ USD (trong đó mặt hàng trâu/bò là hơn 2 tỷ USD). Xu hướng tăng trưởng thịt trâu/bò 6-7%/năm, gấp đôi thịt heo, gà...
Tổng đàn trâu, bò trong nước gần như không tăng qua các năm, chủ yếu là thịt trâu, bò nhập khẩu. Quy mô thị trường thịt trâu/bò trong nước 500.000 tấn/năm thì nhập nhập khẩu 300.000 tấn/năm. Thịt bò cao cấp, chế biến sẵn nhập khẩu khoảng 60.000 tấn/năm, tăng nhanh qua các năm gần đây. Thị trường thịt bò mát hiện chưa phát triển do thói quen tiêu dùng và hạn chế nhập khẩu.
Vì vậy, công ty chủ trương đầu tư trang trại bò thịt quy mô khai thác 20.000 con/năm với tổng vốn đầu tư không quá 1.700 tỷ đồng. Hình thức đầu tư là tự làm hoặc tìm đối tác có tiềm lực và kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực này để thực hiện dự án.
Song song, công ty cũng tập trung nguồn lực để hỗ trợ và phát triển hoạt động của Mộc Châu Milk, Vinatea, Ladofoods cũng như tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, chăn nuôi, nông nghiệp…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.