Dấu ấn Trung Quốc tại Viễn Đông Nga: Triển vọng lu mờ vì các lệnh trừng phạt

Quỳnh Anh - 06/10/2022 17:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong những tháng gần đây, nhiều dự án cơ sở hạ tầng chung giữa Trung Quốc và vùng Viễn Đông giàu tài nguyên của Nga đã được hoàn thiện, tạo đà cho việc nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và hàng hóa nông nghiệp của Moscow. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng triển vọng phát triển tại đây đã dần lu mờ do “bóng ma” từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.

VNF
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một buổi gặp mặt.

Tầm quan trọng của vùng Viễn Đông trong thương mại Nga - Trung

Năm 2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng phát triển kinh tế vùng Viễn Đông là “ưu tiên quốc gia của toàn thế kỷ 21”. Chính sách “xoay trục sang phía đông” của ông nhằm phát triển sườn phía đông rộng lớn, giàu tài nguyên của Nga, có đường biên giới dài 4.000km với Trung Quốc.

Đường biên giới chung giữa hai nước ẩn chứa nguồn tài nguyên phong phú như khí đốt tự nhiên, vàng, than đá, kim cương, gỗ và hải sản. Với việc xây dựng Đường sắt Xuyên Siberia vào cuối thế kỷ XIX, khu vực này cũng đóng vai trò là trung tâm trung chuyển giữa châu Á và châu Âu.

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã mô tả Viễn Đông là động lực thúc đẩy tăng trưởng khu vực, với lý do có mối liên hệ trực tiếp giữa tỉnh Hắc Long Giang ở phía đông bắc với khu vực Amur và khu tự trị Do Thái của Nga. Đây cũng là một phần của Con đường Tơ lụa Bắc Cực và có nhiều kỳ vọng rằng việc phát triển cảng dọc theo đường bờ biển Bắc Cực sẽ giải phóng tiềm năng kinh tế của Đông Bắc Á.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của vùng Viễn Đông, vượt qua Hàn Quốc và Nhật Bản, do 2 quốc gia này đã bị Moscow gắn mác “không thân thiện” kể từ tháng 3 năm nay và Bắc Kinh chiếm tỷ trọng đầu tư ngày càng lớn trong khu vực.  

Hồi tháng trước, Phó thủ tướng Nga Yury Trutnev xác nhận rằng hơn 90% đầu tư nước ngoài vào vùng Viễn Đông là từ Trung Quốc. Trước đó, tỷ lệ này là 85% trong năm 2020 và 71% trong giai đoạn 2016 – 2019.

Kim ngạch thương mại giữa khu vực này và Trung Quốc là 13,8 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 28,1% so với năm 2020, theo Bộ Phát triển vùng Viễn Đông và Bắc Cực của Nga.

Đến cuối tháng 6/2022, nền kinh tế số 2 thế giới đã công bố 54 dự án tại các đặc khu kinh tế tiên tiến và cảng tự do Vladivostok trị giá khoảng 14,7 tỷ USD, tăng từ mức 2,4 tỷ USD vào năm 2019.

Vùng Viễn Đông cũng chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch thương mại và kinh tế giữa Nga và Trung Quốc.

Những dự án mang "dấu ấn" Trung Quốc tại Viễn Đông

Theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN, một quỹ đầu tư Nga-Trung được thành lập vào năm 2012 để cung cấp khoản tài chính lên tới 724 triệu USD cho sự phát triển của vùng đông bắc Trung Quốc và vùng Viễn Đông.

Năm 2019, Nga và Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng một cây cầu dài 1.080m bắc qua sông Amur, nối hai thành phố Blagoveshchensk và Heihe, mới chính thức thông xe vào tháng 6 vừa qua.

Tháng 12/2019, Nga đã khởi động đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Power of Siberia (Sức mạnh Siberia) trị giá 55 tỷ USD đến Trung Quốc. Dự án này đại diện cho đường ống dẫn khí đốt đầu tiên giữa hai nước và là một phần của hợp đồng trị giá 400 tỷ USD được ký năm 2014 để cung cấp khí đốt Nga cho Trung Quốc trong 30 năm.

Năm 2021, hai quốc gia đã hoàn thành việc xây dựng một dự án lớn khác trên sông Amur là một cây cầu đường sắt dài 2.200m giữa Nizhneleninskoye và Tongjiang, dự kiến sẽ được khánh thành trong vài tháng tới.

Công ty chế biến thực phẩm thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc COFCO và STO Express cũng đã được cấp phép cho bắt đầu phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp và thương mại điện tử trong khu vực.

Dmitry Shlapentokh, phó giáo sư tại Đại học Indiana South Bend, cho biết hầu hết các khoản đầu tư giữa Trung Quốc và Nga ở Viễn Đông đều xoay quanh việc khai thác các nguyên liệu thô như gỗ, khí đốt và dầu, và đầu tư tư nhân ít phổ biến hơn.

Tuy nhiên, ông Gaye Christoffersen, cựu giáo sư tại Trung tâm Hopkins-Nam Kinh của Đại học Nam Kinh, cho biết gần đây Nga đã khuyến khích các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào phát triển công nghệ cao hơn là khai thác nguyên liệu thô.

Triển vọng lu mờ vì các lệnh trừng phạt

Các nhà phân tích cho rằng đầu tư gần đây của Trung Quốc vào Viễn Đông là để hỗ trợ nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và hàng hóa nông nghiệp của Nga, nhưng không có dự án mang tầm ảnh hưởng lớn hay dòng vốn lớn nào được rót vào kể từ sau khi chiến sự tại Ukraine nổ ra vào tháng 2.

Theo Sergey Ivanov, một thành viên cấp cao của Viện Lịch sử, Khảo cổ học và Dân tộc học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, bất chấp việc hoàn thành các dự án giao thông gần đây, các công ty lớn của Trung Quốc thường tránh đầu tư vào Viễn Đông.

Ông nói: “Tôi không nhận thấy bất kỳ thay đổi cấu trúc nào trong các khoản đầu tư của Trung Quốc và theo các lệnh trừng phạt đối với Nga, nguồn đầu tư thậm chí còn có phần khó khăn hơn. Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy sự sụt giảm về đầu tư trung hạn”.

Theo phân tích của các chuyên gia, mặc dù Trung Quốc ngày càng nắm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn đầu tư vào Viễn Đông, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nguồn vốn tăng, mà có thể do các nhà đầu tư quốc tế rút lui khỏi Nga do các lệnh trừng phạt, khiến Bắc Kinh trông có vẻ như đang sở hữu “miếng bánh lớn”.

Ngoài ra, theo giám đốc một công ty nông nghiệp của Trung Quốc tại Viễn Đông, các nhà đầu tư đều dè chừng do lo ngại các căng thẳng về địa chính trị tác động tới tỷ giá hối đoái, qua đó sẽ tác động lớn tới hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung, với những lệnh trừng phạt đang được áp đặt cho Moscow, giới quan sát đang chú ý đến những hỗ trợ kinh tế mà Trung Quốc sẵn sàng dành cho đối tác chiến lược của mình. Mặc dù đã có kế hoạch dài hạn, nhưng phát triển vùng Viễn Đông vẫn là một cách mà nền kinh tế số 2 thế giới có thể giúp bù đắp sự cô lập về kinh tế mà Nga phải chịu, dù không chắc những “tấm đệm” được đưa ra có đủ giúp Moscow vượt qua khó khăn hay không.

Xem thêm >> Giới siêu giàu Trung Quốc đổ xô mua nhà hạng sang tại Singapore

Theo SCMP
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đại gia xăng dầu muốn rót 770 tỷ làm khu đô thị dọc biển Xuân Thành -  Hà Tĩnh

Đại gia xăng dầu muốn rót 770 tỷ làm khu đô thị dọc biển Xuân Thành - Hà Tĩnh

(VNF) - Công ty TNHH TMDV Đầu tư phát triển Toàn Thắng là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Xuân Thành, huyện Nghi Xuân - Giai đoạn 2 có tổng mức hơn 770 tỷ đồng ở Hà Tĩnh.

Nguyên Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim bị bắt

Nguyên Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim bị bắt

(VNF) - Nguyên Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim bị bắt để điều tra tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bộ Quốc phòng yêu cầu Khánh Hòa cung cấp hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cho Phúc Sơn

Bộ Quốc phòng yêu cầu Khánh Hòa cung cấp hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cho Phúc Sơn

(VNF) - UBND tỉnh Khánh Hòa đang phân công các cơ quan, đơn vị cung cấp tài liệu liên quan đến hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cũ cho Tập đoàn Phúc Sơn theo đề nghị của Bộ Quốc phòng.

Phương Thành Tranconsin: Trúng thầu 'khủng' nhưng chậm đóng BHXH

Phương Thành Tranconsin: Trúng thầu 'khủng' nhưng chậm đóng BHXH

(VNF) - Là "ông lớn" trong ngành giao thông với số vốn điều lệ gần cán mốc 1.500 tỷ đồng, doanh thu đạt gần 2.000 tỷ đồng và sở hữu hệ sinh thái đa ngành, khá bất ngờ khi Phương Thành Tranconsin vừa bị bêu tên vì chậm đóng BHXH.

Đổi cách làm du lịch: Tránh 'số hóa nửa vời'

Đổi cách làm du lịch: Tránh 'số hóa nửa vời'

(VNF) - “Có doanh nghiệp tiên phong ứng dụng mọi quy trình trên nền tảng online nhưng khi đưa khách đến các địa phương thì vẫn phải mua vé tại chỗ”, ông Trương Gia Khánh, Giám đốc điều hành Công ty du lịch VianTravel, lấy ví dụ về thực trạng chuyển đổi số ngành du lịch tại Việt Nam.

'Khoảng 1-2 tháng tới, Aqua City của Novaland sẽ tiếp tục triển khai'

'Khoảng 1-2 tháng tới, Aqua City của Novaland sẽ tiếp tục triển khai'

(VNF) - Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết tỉnh đã cùng các cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp, khoảng 1 - 2 tháng nữa dự án Aqua City của Novaland có thể sẽ tiếp tục được triển khai.

'Mở khóa' tăng trưởng, Hàn Quốc hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành chip

'Mở khóa' tăng trưởng, Hàn Quốc hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành chip

(VNF) - Ngày 23/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã công bố chương trình hỗ trợ quốc gia trị giá 26 nghìn tỷ won (19 tỷ USD) để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của đất nước trong bối cảnh cuộc chạy đua gay gắt diễn ra trên toàn cầu.

Vietnam Airlines khai thác tàu thân rộng trên đường bay đi Singapore

Vietnam Airlines khai thác tàu thân rộng trên đường bay đi Singapore

(VNF) - Nhằm đáp ứng nhu cầu cao điểm hè, từ tháng 6 đến hết tháng 7/2024, Vietnam Airlines sẽ khai thác máy bay thân rộng Boeing 787 cho chặng Hà Nội – Singapore và chiều ngược lại với tần suất 7 chuyến/tuần, nhằm mục tiêu tăng hơn 50% lượng hành khách vận chuyển trên mỗi chuyến bay.

Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp

Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp

(VNF) - Sáng 15/5/2024, tại sự kiện chuyên đề “Triển vọng thị trường xuất nhập khẩu” do VietinBank tổ chức tại TP. HCM, gần 200 lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) trên toàn quốc đã tham gia để lắng nghe các chia sẻ về Rào cản ESG của các thị trường lớn đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các DN nhằm đáp ứng các quy định này.

‘Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư có thể tìm đến nước khác’

‘Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư có thể tìm đến nước khác’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng đinh nếu chúng ta không đẩy nhanh các cải cách, thì đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác để đầu tư