Dệt may, da giày vào Canada ngày càng khó khăn hơn
(VNF) - Đó là thông tin tham tán thương mại Thương vụ Việt Nam tại Canada đưa ra liên quan liên quan đến 3 thách thức lớn cho các mặt dệt may, da giày, điện tử và các sản phẩm khác xuất khẩu sang Canada trong thời gian tới do những thay đổi về chính sách của nước này.
Trong top 10 đối tác thương mại hàng đầu của Canada, Việt Nam ở vị trí đối tác nhập khẩu lớn thứ 7 của Canada. Trong các nước ASEAN, Việt Nam tiếp tục là đối tác nhập khẩu quan trọng nhất của Canada, chiếm 43,6% tổng kim ngạch Canada nhập khẩu từ khu vực.
Thế nhưng, đà sụt giảm đến tháng 6/2024 ghi nhận tháng thứ 3 liên tiếp.
Xuất khẩu trong một số lĩnh vực ngành hàng ghi nhận xu hướng giảm, bao gồm điện thoại, phương tiện vận tải, túi xách.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 6 tháng năm 2024 các sản phẩm điện, điện tử xuất khẩu sang thị trường Canada đạt 1,16 tỷ USD, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm 2023. Các sản phẩm da giày xuất khẩu tính đến hết tháng 5/2024 đạt 306 triệu USD, giảm 4,7%. Các sản phẩm bằng da đạt trên 100 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán thương mại nhận định, việc duy trì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam thời gian tới sẽ tiếp tục gặp khó khăn hơn do cầu của thị trường suy giảm. Suy thoái kinh tế, lãi suất cao và lạm phát cao hiện vẫn hạn chế các hộ gia đình và doanh nghiệp Canada chi tiêu, mua sắm.
Thách thức thứ hai đến từ góc độ cạnh tranh, vì lợi thế thuế quan mà CPTPP mang lại cho hàng xuất khẩu Việt Nam đã dần mất đi trong khi Canada đang đẩy mạnh ký kết các Hiệp định thương mại tự do với một loạt các đối tác Nam Mỹ và trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thách thức thứ ba, đến từ chính khả năng của doanh nghiệp đáp ứng với những tiêu chuẩn xuất khẩu mới, đặc biệt là các vấn đề về sản xuất xanh, tiêu chuẩn bao bì, thuế chuyển dịch carbon xuyên biên giới.
Đặc biệt, đối với nhóm hàng điện tử, Canada vừa công bố tham vấn người dân và các Hiệp hội về quy định buộc các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu hàng điện tử phải có trách nhiệm hơn để tiến tới nền kinh tế tuần hoàn.
Phân tích của Thương vụ Việt Nam tại Canada cho thấy, với nhóm mặt hàng điện thoại, linh kiện, máy móc thiết bị và sản phẩm điện tử (50% tổng kim ngạch) là nhóm ngành hàng chủ yếu do các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam cung ứng nhưng hiện phụ thuộc mạnh về nguồn cung đầu vào của các sản phẩm và linh kiện trung gian. Thị trường Canada đang có sự chững lại về nhu cầu và xu hướng dịch chuyển đối tác sang các nước đồng minh như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đức.
Riêng trong lĩnh vực dệt may, Việt Nam còn gặp bất lợi lớn khi không còn được hưởng ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường vào cuối năm 2024. Đầu năm 2023, Canada đã công bố gia hạn danh sách các nước được hưởng các nước hưởng ưu đãi thuế quan thuộc nhóm kém phát triển (LDCs) được hưởng Ưu đãi phổ cập thuế quan và đưa ra Chương trình Ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường đến năm 2034, đồng thời đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho các nhà nhập khẩu Canada.
Chương trình Ưu đãi Phổ cập thuế quan tăng cường là một chương trình ưu đãi thuế mới được Canada lập ra trong kế hoạch Ngân sách năm nay nhằm đưa ra những ưu đãi cho các nước mà theo Canada đạt được các tiêu chuẩn về nhân quyền, bình đẳng giới, điều kiện lao động và biến đổi khí hậu (hiện chưa rõ các điều kiện của Canada có tương tự như của EU hay không). Trong khi Chương trình ưu đãi phổ cập thuế quan thông thường sẽ không áp đặt thêm các tiêu chí về xã hội và môi trường.
Đây là bất lợi lớn cho ngành dệt may Việt Nam khi các đối thủ dệt may cạnh tranh lớn của chúng ta như Bangladesh, Campuchia, Haiti, Sri Lanka, Pakistan, Kenya, A Cập và El Salvador sẽ tiếp tục hưởng GSP mà không phải chịu các ràng buộc về xã hội và môi trường; đồng thời được hưởng quy định về xuất xứ dệt may đơn giản hơn.
Xuất khẩu da giày 27 tỷ USD: Vẫn chưa khai thác hết lợi thế các FTA
- Hệ sinh thái FTA và cơ hội bứt tốc thu chục tỷ USD của thủy sản 13/10/2024 07:45
- Kiểm soát từng sợi dệt đến vải may: Áp lực tạo ra cơ hội tỷ USD 04/10/2024 01:00
- Thương hiệu dệt may hàng đầu Singapore chọn Nam Định mở nhà máy 600 tỷ đồng 26/09/2024 08:15
Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.