Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Như VietnamFinance đã thông tin, mới đây, Thủ tướng đã "bật đèn xanh" cho Viettel góp vốn lập doanh nghiệp làm dự án thu phí không dừng.
Cụ thể, theo quy định, sau khi quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện. Tuy nhiên, quyết định tái cơ cấu Viettel được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lại không có doanh nghiệp thực hiện dự án thu phí tự động không dừng nên cần phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép Viettel được góp vốn thành lập doanh nghiệp để triển khai dự án.
Sau khi nhận được báo cáo, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương cho phép Viettel được góp vốn thành lập doanh nghiệp để triển khai dự án thu phí không dừng giai đoạn II, với tỷ lệ Viettel nắm giữ 86%, các nhà đầu tư còn lại nắm giữ 14%.
Xem thêm >>> Bật đèn xanh cho Viettel góp vốn lập doanh nghiệp làm dự án thu phí không dừng
Theo tài liệu mà VietnamFinance có được, liên doanh các cổ đông sáng lập doanh nghiệp dự án triển khai dự án thu phí không dừng giai đoạn II bao gồm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel); Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ hạ tầng Vietin (Vietinf) và Công ty Cổ phần công nghệ Tiên Phong (ITD). Trong đó, tỷ lệ góp vốn cụ thể là Viettel 86%, Vietinf 12% và ITD 2%.
Nếu như Viettel và Vietinf là 2 cái tên đã khá nổi tiếng thì ITD lại là doanh nghiệp mà chưa nhiều người biết đến.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD) tiền thân là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển kỹ thuật cao ITD, ra đời năm 1994. Vốn chủ sở hữu của ITD là hơn 300 tỷ đồng. Trụ sở đặt tại số 1, đường Sáng Tạo, khu công nghệ trong Khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP. HCM. Chủ tịch HĐQT của ITD là bà Doãn Thị Bích Ngọc.
Công ty này chuyên cung cấp, lắp đặt thiết bị, phần mềm hệ thống trạm thu phí giao thông và lắp đặt hệ thống camera quan sát tại khu vực miền Bắc và miền Nam. Hiện nay, ITD đang chiếm hơn 70% thị phần trên cả nước. Công ty đã cung cấp dịch vụ cho những khách hàng lớn như Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam...
Một số các dự án đã được công ty này thực hiện hoàn thành như dự án hiện đại hóa trung tâm điều hành vận tải đường sắt Việt Nam (VNR); dự án trạm thu phí tự động sử dụng công nghệ DSRC và hệ thống biển báo điện tử cho hệ thống giao thông thông minh thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; dự án trạm thu phí Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh...
Theo định hướng của ITD, lĩnh vực giao thông thông minh vẫn là mũi nhọn và đóng góp phần lớn vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này. Trong 4 lĩnh vực của công ty là điện - tự động và đo lường (EC&I), viễn thông - tin học (ICT), giao thông thông minh (ITS), hạ tầng kỹ thuật điện (ETI) thì ITS vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu do giá trị hợp đồng lớn.
Được biết, sau khi Thủ tướng chấp thuận cho liên danh Viettel, Vietinf và ITD góp vốn thành lập doanh nghiệp làm dự án thu phí không dừng, liên danh này đề xuất điều chỉnh công nghệ và phương án tài chính đã được phê duyệt trước đó.
Đại diện liên danh này cho biết sau khi được phê duyệt chủ trương thành lập doanh nghiệp dự án trước tháng 4/2020, liên danh các nhà đầu tư tin tưởng sẽ hoàn thành việc triển khai dự án thu phí không dừng giai đoạn II trong năm 2020 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.