Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Định lý hàng hóa đa hợp hay định đề hàng phức (composite commodity theorem) là định đề khẳng định rằng nếu tồn tại một tập hợp hàng hóa có giá trị tương đối (tức giá của một hàng hóa nào đó so với giá hàng hóa khác) không thay đổi, thì những hàng hóa này có thể được coi là một hàng hóa và gọi là hàng phức.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Giả sử có n hàng hóa để khách hàng chọn lựa. Nhu cầu đối với hàng hóa X1 sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng đối với n-1 hàng hóa kia. Nếu giá của tất cả các hàng hóa cùng tăng hoặc cùng giảm, thì khi đó nhóm hàng hóa này được coi là một hàng hóa đa hợp (hàng phức)
Gọi P2 ... Pn là giá ban đầu của các hàng hóa X2 ... Xn (X2 ≠ X3 ≠...≠Xn)
Xác định y là tổng chi phí lúc đầu của các sản phẩm X2… Xn: y = P2x2 + P3x3 +… + Pnxn
Ngân sách của cá nhân là: I = p1x1 + p20x2 +… + pn0xn = p1x1 + y
Nếu chúng ta giả định rằng tất cả giá p20… pn0 thay đổi bởi cùng một yếu tố (t> 0) thì ràng buộc ngân sách trở thành: I = p1x1 + tp20x2 +… + tpn0xn = p1x1 + ty
Sự thay đổi của P1 hoặc t sẽ gây ra hiệu ứng thay thế (substitute effect) tức là nếu giá X1 tăng thì mua y và ngược lại
Với điều kiệm là là p20… pn0 di chuyển cùng nhau, chúng ta có thể giới hạn nhu cầu lựa chọn giữa mua x1 và “mọi thứ khác”
Định lý không đưa ra dự đoán về sự lựa chọn của x2… xn mà chỉ tập trung vào tổng chi tiêu trên x2… xn
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.