Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Cầu tiền, còn được gọi là nhu cầu về tiền (demand for money) là nhu cầu về vật được dùng làm phương tiện trao đổi và cất giữ giá trị. Nhìn chung, người ta muốn có tiền không phải vì bản thân nó mà vì nó có thể sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các tài sản khác. Vì vậy, các nhà kinh tế coi nhu cầu về tiền là nhu cầu phái sinh, tức là nhu cầu sinh ra từ nhu cầu khác.
Trong những năm gần đây, bản chất của nhu cầu về tiền đã trở thành vấn đề trung tâm trong kinh tế vĩ mô. Hai trường phái tư tưởng lớn về vấn đề này là quan điểm của Keynes và lý thuyết về số lượng tiền tệ. Keynes lập luận rằng mọi người có 3 động cơ để giữ tiền: để thanh toán các khoản mua hàng hóa và dịch vụ hàng ngày, gọi là động cơ giao dịch; để đáp ứng các khoản chi tiêu bất thường không dự báo trước, gọi là động cơ dự phòng; giữ tiền để mua các tài sản khác khi giá của chúng giảm, gọi là động cơ đầu cơ. Theo ông, loại động cơ đầu tiên làm cho nhu cầu về tiền phụ thuộc vào thu nhập, còn động cơ thứ ba làm cho nhu cầu về tiền phụ thuộc vào lãi suất, vì lãi suất tỷ lệ nghịch với giá trái phiếu (tức là giá tài sản).
Dựa vào phân tích này, phái Keynes đưa ra hàm cầu về tiền như sau:
MD = L1(Y) + L2(r)
Trong đó, L chỉ sự ưa thích thanh khoản (khái niệm Keynes dùng để chỉ nhu cầu về tiền của các cá nhân, Y là thu nhập, r là lãi suất thực tế.
Tuy nhiên, khác với Keynes, lý thuyết tiền tệ cổ điển (Ví dụ Phương pháp tiếp cận số dư tiền mặt của trường phái Cambridge) cho rằng nhu cầu về tiền chỉ phụ thuộc vào mục tiêu giao dịch. Mọi người tìm cách giữ lượng tiền tối thiểu cần thiết để thực hiện các giao dịch nên việc họ giữ thêm số dư tiền mặt nhàn rỗi chỉ là hiện tượng ''bất thường''.
Lý thuyết tiền tệ hiện đại về cơ bản chỉ là dạng phức tạp của lý thuyết tiền tệ cổ điển. Nhu cầu về tiền để tiến hành các giao dịch được coi là có mối liên hệ tương quan ổn định với các biến số then chốt. Các nhà tiền tệ hiện đại cho rằng nhu cầu về tiền không còn là hàm của thu nhập và lãi suất nữa, mà có rất nhiều tài sản hiện vật và tài chính mà chúng có thể mua bằng nhau. Như vậy, tiền được coi là một vật thay thế cho tất cả các tài sản khác và nhu cầu về tiền là một hàm của tất cả các tỷ lệ lợi tức mà những tài sản này đem lại. Nếu chú ý rằng lý thuyết của Keynes coi tiền là vật thay thế cho các tài sản tài chính (trái phiếu), chúng ta sẽ hiểu được tại sao nhu cầu về tiền của lý thuyết tiền tệ lại có dạng tương tự như hàm cầu về tiền của Keynes:
MD/P = f(Y,r)
Trong đó MD/P biểu thị nhu cầu về số dư tiền tệ thực tế, Y biểu thị thu nhập thực tế và r thể hiện lãi suất thực tế. Tuy nhiên, dù cả hai trường phái đều sử dụng hàm cơ bản như nhau trong số các công trình nghiên cứu thực nghiệm, nhưng lý thuyết làm cơ sở cho chúng rất khác nhau.
Các nhà tiền tệ quả quyết rằng xét về phương diện thống kê, hàm cầu tiền có thể xác định chính xác hơn hàm tiêu dùng và đầu tư. Điều này lý giải tại sao họ ưa thích chính sách tiền tệ hơn chính sách tài chính. Khuyến nghị chính sách của họ thường là cho phép cung tiền tăng với tốc độ ổn định và xấp xỉ bằng tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng (quy tắc cung ứng tiền tệ). Nhưng những công trình nghiên cứu thực nghiệm gần đây chỉ ra rằng cả hàm cầu tiền và các thành tố chính của tổng cầu đều mất ổn định, bởi vậy không thể nói nên ưa thích chính sách tài chính hay chính sách tiền tệ hơn. Mặt khác, nếu quy tắc cung ứng tiền tệ được vận dụng trong trường hợp này, cả nhu cầu về tiền và các khoản chi tiêu đều biến động mạnh và không thể dự báo trước được.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.