DN gốc Vinashin kỳ lạ nhất: Sống khỏe dù cả họ SBIC phá sản, dư 500 tỷ tiền mặt và không vay ngân hàng

Huyền Trang - 25/12/2023 14:46 (GMT+7)

Thậm chí, trong quý 3 mới đây, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này còn tăng gấp 17 lần so với cùng kỳ

Mới đây, Chính phủ vừa có nghị quyết về kế hoạch tổ chức thực hiện thông báo kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương xử lý Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC ).

Theo đó, Chính phủ quyết nghị thông qua kế hoạch tổ chức thực hiện chủ trương xử lý đối với SBIC theo thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng về kết luận của Bộ Chính trị trong việc xử lý với doanh nghiệp này theo hướng phá sản đối với công ty mẹ - SBIC và 7 công ty con; thu hồi phần vốn của công ty mẹ - SBIC tại Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm (mã CK: SCY).

Đối với Công ty mẹ SBIC và 7 công ty con (bao gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu: Hạ Long, Phà Rừng, Bạch Đằng, Thịnh Long, Cam Ranh; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn), Chính phủ yêu cầu khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định pháp luật để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Thời gian thực hiện dự kiến từ quý I/2024.

Đối với Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm, thu hồi phần vốn góp của công ty mẹ - SBIC. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Bạch Đằng thực hiện theo trình tự, thủ tục của Luật Phá sản, quy định pháp luật về chuyển nhượng vốn nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan. Thời gian thực hiện dự kiến bắt đầu triển khai từ quý II/2024.

Với các doanh nghiệp thuộc cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin ) trước đây đã xác định không giữ lại trong cơ cấu SBIC nhưng chưa hoàn thành tái cơ cấu, Chính phủ yêu cầu tiếp tục xử lý để thu hồi tài sản, quyền tài sản của Công ty mẹ - SBIC và 7 công ty con tại các doanh nghiệp này trong quá trình thực hiện phá sản, chuyển nhượng vốn. Thời gian dự kiến triển khai từ quý II/2024.

Đóng tàu Sông Cấm - Công ty con duy nhất của SBIC không xử lý theo hướng phá sản

SBIC tiền thân là Vinashin, được thành lập từ năm 1996. Sau thời gian hoạt động thua lỗ nghiêm trọng, ngày 18/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vinashin nhằm sớm ổn định sản xuất kinh doanh của tập đoàn, từng bước giảm lỗ, có lãi, trả được nợ, tích lũy và phát triển.

Tới tháng 10/2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ký quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) trên cơ sở tổ chức lại Công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Vinashin. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vẫn không hiệu quả. 

Điểm sáng hiếm hoi trong hoạt động kinh doanh các năm qua của SBIC chính là CTCP Đóng tàu Sông Cấm (SCY). SCY cũng là công ty con duy nhất còn lại của SBIC không xử lý theo hướng phá sản.

Đóng tàu Sông Cấm là doanh nghiệp thành viên của SBIC không những không phải đối mặt với những khoản thua lỗ lên đến cả nghìn tỷ mà trái lại vẫn kinh doanh khá tốt trong những năm vừa qua. Trong giai đoạn từ năm 2018 tới nay, lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng trưởng.

Đặc biệt, trong quý 3 vừa qua, doanh thu công ty đạt gần 568 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Doanh thu tăng cao khiến cho lợi nhuận sau thuế SCY trong quý vừa rồi lên hơn 46 tỷ, gấp 18 lần cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, SCY lãi sau thuế 58 tỷ, tăng 230%.

Tại thời điểm cuối quý 3, tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn của SCY là 490 tỷ đồng - tăng 21% so với đầu năm, chiếm 35% tổng tài sản. Công ty này duy trì trạng thái không vay nợ tài chính.

Đóng tàu Sông Cấm tiền thân là xưởng công tư hợp doanh “Hải Phòng cơ khí” được thành lập năm 1959. Tháng 3 năm 1983, Công ty được đổi tên thành Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm.

Ngày 11/3/1993 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, công ty trực thuộc sự quản lý của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Đến tháng 4/2008, Công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với tên gọi Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm (Sông Cấm Shipyard). Công ty bắt đầu giao dịch trên sàn Upcom từ 25/10/2017. Hiện nay, SBIC và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đóng tàu Bạch Đằng đang chiếm tới 97,62% vốn điều lệ của SCY.

Một trong những nguyên nhân rất lớn giúp cho Sông Cấm vẫn sống tốt đến nay đến từ sự hợp tác đối tác Tập đoàn Damen – Hà Lan. Báo cáo thường niên năm 2022 của Sông Cấm cho biết, 2 bên hợp tác từ tháng 3/2002. Lúc đó, Sông Cấm đã ký kết với đối tác này đóng mới 5 tàu tìm kiếm cứu nạn trên biển cho chủ đầu tư là Cục Hàng hải Việt Nam.

Cũng từ 2003 đến nay, Sông Cấm đã ký và thực hiện hàng loạt các hợp đồng đóng tàu mới chuyên dụng xuất khẩu cho Tập đoàn đóng tàu Damen – Hà Lan. Tính đến tháng 12/2019, Công ty đã đóng mới và bàn giao cho phía Damen – Hà Lan trên 300 sản phẩm các loại.

Trong báo cáo tài chính đã xoát xét bán niên năm 2023 cho biết Damen đã ứng trước theo hợp đồng hơn 601 tỷ đồng để thi công các hạng mục của tàu đã được ký kết giữa 2 bên.

Năm 2022, Công ty TNHH Đóng tàu Damen Sông Cấm, liên doanh giữa Sông Cấm với Tập đoàn Damen của Hà Lan, trong đó Sông Cấm góp 30% có lãi sau thuế 71,2 tỷ đồng. 

Đối tác nước ngoài từng ngỏ ý mua cổ phần

Năm 2014, Damen đã đề cập về việc mua 70% cổ phần của Đóng tàu Sông Cấm. Mãi đến cuối 2016, SBIC mới cho biết, đề nghị của Damen về việc mua 70% cổ phần Nhà máy đóng tàu Sông Cấm đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất nằm ở giới hạn tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam không được vượt quá 49%.

Do vậy, Chính phủ khi ấy đã hướng dẫn Bộ Giao thông chỉ đạo Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) đàm phán lại với đối tác đến từ Hà Lan với cam kết sẽ nhượng lại phần lớn cổ phần tại Sông Cấm qua hai gian đoạn: bán trước 49%, sau đó xem xét bán tiếp 21% về sau.

Tuy nhiên, trong các cuộc làm việc với phía Việt Nam, Tập đoàn đóng tàu Damen không muốn mua theo nhiều giai đoạn mà chỉ muốn mua một lần với tỷ lệ 70%.

Theo An ninh tiền tệ
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Hành khách đi tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn - Đà Nẵng) sẽ được trải nghiệm những dịch vụ "cao cấp" chưa từng có trước đây.

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

(VNF) - Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bố trí cho thuê biệt thự công vụ, diện tích đất khuôn viên 450-500m2; kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất là 350 triệu đồng.

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

(VNF) - Mới đây, Lý Hải trở thành đạo diễn Việt Nam tiếp theo có doanh thu 1.000 tỷ đồng. Đứng sau sự thành công này chính là Công ty TNHH Lý Hải Production - nhà sản xuất series phim 'Lật mặt'.

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

(VNF) - Theo Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh giúp sản lượng tăng trở lại.

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, nhưng giá bất động sản và mức lãi suất cho vay mua nhà thả nổi sau thời gian ưu đãi vẫn còn những

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

(VNF) - Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global đã công bố lợi nhuận hơn 1 tỷ USD trong quý I, khi sự phấn khích xung quanh việc cấp phép ETF Bitcoin đã kích thích lượng giao dịch tiền điện tử tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm.

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

(VNF) - Ước tính mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy tỷ trọng của nền kinh tế Nga trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm trong nhiệm kỳ thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin và xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô tan rã.

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

(VNF) - Với chuyên đề đặc biệt mang tên “Bàn tròn AI”, Đặc san Toàn cảnh Tài chính số 2024 không chỉ kỳ vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách mà AI đang làm thay đổi ngành tài chính - ngân hàng mà rộng hơn là gợi mở cách tiếp cận, cách tư duy, cách hành động mới trong một thế giới mà AI thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống con người.

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

(VNF) - Theo TS Châu Đình Linh, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, hoạt động chấm điểm tín dụng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và hướng đến an toàn tín dụng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.