'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thời gian gần đây, báo giới có thông tin về việc nhiều dự án điện mặt trời tại Việt Nam bị các công ty nước ngoài (như Trung Quốc, Thái Lan...) thâu tóm.
Ví dụ như Công ty TNHH Điện mặt trời HCG Tây Ninh cùng với Công ty TNHH Quản lý và Đầu tư tín thác Hoàng Thái Gia năm 2019 đã bán bộ đôi nhà máy điện mặt trời HCG&HTG công suất 100 MW, vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng trên diện tích 117ha nằm cạnh cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh cho Reonyuan Power Singapore, công ty con của Ningbo Boway Alloy Material - một tập đoàn Trung Quốc;
Hay các cổ đông của Công ty Cổ phần Điện mặt trời VSP Bình Thuận II – doanh nghiệp liên quan tới HLP Invest (công ty đề xuất dự án cánh đồng gió Biển Cổ Thạch trị giá 4,4 tỷ USD) - đã thoái 100% vốn cho nhà đầu tư Trung Quốc.
Về vấn đề này, Bộ Công Thương hôm nay (18/5) đã có phản hồi chính thức. Theo bộ này, tính đến hết ngày 11/5/2020, đã có 92 dự án hoặc một phần dự án điện mặt trời và 10 dự án hoặc một phần dự án điện gió với tổng công suất gần 6.000 MW đã vận hành thương mại.
Một số dự án điện gió, điện mặt trời đã được các nhà đầu tư Việt Nam chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dưới hình thức liên doanh, chuyển nhượng cổ phần... cho các nhà đầu tư nước ngoài đến từ Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Singapore, Ả-rập Xê-út....
"Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư", Bộ Công Thương nhấn mạnh và cho rằng việc các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các nhà đầu tư trong nước để tham gia các dự án đầu tư là tín hiệu tốt trong việc thu hút đầu tư đối với ngành điện.
Giải thích lý do các tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới ít khi trực tiếp đi phát triển dự án, Bộ Công Thương cho hay đây là cách để các tập đoàn nước ngoài tránh, giảm các rủi ro, thời gian và chi phí ở giai đoạn phát triển dự án như đền bù giải phóng mặt bằng, xin phê duyệt của chính quyền, đối tác địa phương, trung ương. Trong khi đó, đây lại là thế mạnh của các nhà đầu tư trong nước. Việc kết hợp giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho dự án và cho nhà đầu tư.
Liên quan đến việc giá FIT điện mặt trời của Việt Nam, có ý kiến cho rằng giá bán điện mặt trời của Việt Nam quá cao.
Về vấn đề này, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương cho rằng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chỉ đầu tư khi các dự án mang lại hiệu quả, lợi ích cho họ. Vì vậy giá điện phải được thiết kế để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư thì mới hy vọng thu hút được đầu tư.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo "khéo léo" rằng: "Giá bán điện cố định của các dự án điện mặt trời (FIT) vừa qua nếu nói là hấp dẫn sẽ chuẩn xác hơn là nói giá cao".
Tuy vậy, Cục cũng thừa nhận cơ chế FIT cũng có một số hạn chế như: các dự án tập trung phát triển tại khu vực có tiềm năng tốt dẫn đến quá tải lưới điện tại một số khu vực, gia tăng cạnh tranh về đất đai; giá điện FIT khó có thể phản ánh sát và kịp thời sự thay đổi giá công nghệ của thị trường nên thường dẫn tới sự phát triển “nóng” ngoài mong muốn.
Cục cho biết trong giai đoạn tới, khi thị trường năng lượng tái tạo Việt nam phát triển, công nghệ năng lượng tái tạo đã có những tiến bộ vượt bậc, chi phí công nghệ giảm mạnh, năng lượng tái tạo có thể cạnh tranh với nguồn năng lượng truyền thống, cần chuyển sang cơ chế mới để khắc phục các hạn chế nêu trên.
Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế đấu thầu cho phát triển nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho cơ chế FIT.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.