Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, từ năm 2011 đến năm 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển Đà Nẵng có 134 lô, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp người Trung Quốc.
Những cá nhân, doanh nghiệp này đang sở hữu, “núp bóng” sở hữu và thuê của UBND thành phố Đà Nẵng tại các vị trí: dọc các khu đô thị ven biển; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn; khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang, quận Sơn Trà.
"Hầu hết các lô đất đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ", Bộ Quốc phòng nhận định.
Thông tin này đã ngay lập tức gây xôn xao dư luận và trở thành chủ đề được bàn luận tại nhiều diễn đàn. Để có thêm một góc nhìn, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với TS Đinh Thế Hiển - Viện trưởng Viện nghiên cứu tin học & kinh tế ứng dụng:
- Thông tin người Trung Quốc “sở hữu” nhiều lô đất tại Việt Nam khiến không ít người lo ngại. Ông có chung nỗi lo ngại này không?
TS Đinh Thế Hiển: Thật ra cũng không phải tới giờ thông tin người Trung Quốc thuê/mua đất mới được quan tâm. Từ hơn mười năm nay, nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau đã nói tới tình trạng này, đa phần tỏ ra lo ngại về việc người Trung Quốc thuê/mua đất khá nhiều, nhất là đất tại các khu vực biên giới với diện tích lớn, giá rẻ và thời gian lâu dài.
Có thể chia đất mà người Trung Quốc thuê/mua thành 3 nhóm. Một là nhóm dự án công nghiệp như Vũng Áng, Vĩnh Tân, bô xít (Tây Nguyên)… Các dự án này nằm ở các vị trí thiết yếu của quốc gia, có ý nghĩa chiến lược, ví dụ như Tây Nguyên – được xem là “nóc nhà” của miền Nam.
Nhóm thứ hai là đất nông nghiệp. Với nhóm này, người Trung Quốc thường nhờ người Việt Nam đứng tên giúp, ví dụ như 15.000ha đất trồng thanh long ở Bình Thuận. Ở miền Tây Nam Bộ cũng có hiện tượng này. Cũng dễ hiểu khi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn, người Trung Quốc sang đây thuê/mua làm trang trại rồi làm ăn. Cái này mang tính đầu tư thuần túy.
Nhóm thứ ba là các dự án bất động sản. Đây là lĩnh vực có lợi nhuận cao, trong khi đó nhà đầu tư Trung Quốc lại có kinh nghiệm và thế mạnh về vốn. Họ sang Việt Nam mua bán dự án cũng là một hoạt động kinh doanh kiếm lời.
Tuy nhiên, khi ta liên hệ các hoạt động kinh tế như trên với vấn đề an ninh quốc phòng, ta thấy những vị trí mà người Trung Quốc hoạt động đất đai có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và an ninh kinh tế, rõ ràng là có sự nhạy cảm ở đây.
- Vậy ông đánh giá hiện tượng người Trung Quốc thuê/mua đất đai ở Việt Nam là bình thường hay bất thường?
Cá nhân tôi thì cho chưa có gì bất thường, vì các nhà đầu tư vào Việt Nam chỉ có 2 dạng: một là thuần túy tìm kiếm lợi ích kinh tế, hai là dạng dự án như bô xít, Vũng Áng. Nhưng phải nói là ở các dự án dạng này, nhà nước giám sát rất chặt.
Bản thân tôi tin rằng nhà nước vẫn kiểm soát tốt hoạt động liên quan đến đất đai của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, nhà đầu tư Trung Quốc nói riêng.
- Một ví dụ để ông cho rằng nhà nước kiểm soát tốt vấn đề này?
Hồi 2012, khi thị trường bất động sản đóng băng, giới chủ đầu tư tại miền Nam rất muốn Chính phủ cho phép bán nhà cho người nước ngoài, vì đây chính là “cứu tinh” của họ. Khi đó, tại các hội thảo, các chủ đầu tư phát biểu rất gay gắt nhưng tôi đã nói rằng vấn đề này cần phải cân nhắc về tổng thể, đơn giản là vì Chính phủ không thể phân biệt người nước ngoài theo quốc tịch.
Sau đó thì chúng ta cho phép người nước ngoài được mua nhà nhưng có thể thấy quy định bán nhà cho người nước ngoài khá chặt chẽ. Chính phủ, trong việc cho phép người nước ngoài mua nhà, đã rất cân nhắc, thận trọng, “mở cửa” từ từ.
- Còn những điều khiến ông lo lắng?
Có những khu đất không nên cho mua, ví dụ liên quan đến cảng biển/cảng sông, vì đây là các huyết mạch logistics. Ở các nước như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, chính phủ rất chặt chẽ trong việc cho người Trung Quốc mua các công ty liên quan đến lĩnh vực này. Ở Việt Nam, một công ty đang quản lý cảng biển hay cảng sông chẳng hạn, người Trung Quốc có thể không mua được đất nhưng họ mua cổ phần của công ty đang quản lý khu đất đó thì họ thành người chủ khu đất luôn. Đó là vấn đề ta phải lường trước.
Một phương diện khác là các vị trí quan trọng về quân sự. Ví dụ như đảo Lý Sơn, có tập đoàn bất động sản xin đầu tư, nhưng họ là một công ty cổ phần, hoàn toàn có thể có quỹ của nước ngoài đầu tư vào, mình đâu có biết. Lý Sơn làm du lịch cũng tốt nhưng đó cũng là cửa ngõ ra Hoàng Sa, ta phải cân nhắc, đâu thể vì kinh tế mà trải thảm đỏ.
Tuy nhiên, nhắc lại là tôi cho rằng tình hình hiện vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
- Thông tin người Trung Quốc thuê/mua đất tại Việt Nam trong báo cáo của Bộ Quốc phòng mới chỉ dừng lại ở Đà Nẵng, còn tại TP. HCM, ông có thông tin nào không?
Tại TP. HCM, người nước ngoài nói chung có 2 dạng: mua để ở và mua để kinh doanh. Tôi nhận thấy nguồn cầu tại TP. HCM là có và điều này là tốt, vì nó làm phong phú cho thị trường. Sắp tới, TP. HCM còn có định hướng trở thành trung tâm tài chính tầm khu vực, quốc tế, như vậy sẽ có nhiều người nước ngoài tới đây. Chính phủ mở cửa cho họ thì có lợi cho cả đôi bên.
Nhìn chung thì không có lo ngại, điều lo ngại duy nhất là cán bộ có buông lỏng quản lý hay không thôi. Còn các dự án đã đúng chuẩn, hợp quy hoạch rồi thì đó sẽ là động lực phát triển cho thành phố.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.