Lẩu Trùng Khánh: Từ nồi nước cay nồng đến ngành công nghiệp 40 tỷ USD

Quỳnh Anh - 12/01/2025 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Trùng Khánh - một thành phố tại phía tây nam Trung Quốc, không chỉ thu hút du khách nhờ phong cảnh độc đáo mà còn sở hữu "chuỗi công nghiệp" đặc biệt được tạo nên từ món lẩu cay nồng đặc trưng nơi đây.

Món ăn đặc biệt

Thành phố Trùng Khánh nằm ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, là một trong những thành phố trực thuộc trung ương. Đây là thành phố xinh đẹp được các tín đồ du lịch mệnh danh là “Hong Kong thu nhỏ”, được xây dựng trên miền núi với nhiều công trình độc đáo như tàu đi xuyên nhà và "gây choáng" cho du khách với hệ thống đường sá, thiết kế hạ tầng không nơi đâu có.

Trùng Khánh là một "siêu đô thị" của Trung Quốc.

Một điểm thu hút khác của Trùng Khánh tới từ món lẩu "trứ danh" của thành phố này. Với nước dùng cay "xé lưỡi" từ hạt tiêu Tứ Xuyên, ớt khô và nhiều loại gia vị khác nhau, món lẩu Trùng Khánh khiến nhiều người "vừa yêu vừa sợ".

Theo truyền thuyết, lẩu Trùng Khánh có nguồn gốc từ thời xa xưa khi những người lái đò dọc sông Dương Tử nấu các nguyên liệu tươi sống trong một chiếc nồi chung trên ngọn lửa, tạo ra một bữa ăn ấm áp, dễ chịu để chống lại cái lạnh. Qua nhiều thế kỷ, lẩu Trùng Khánh đã phát triển thành món ăn được yêu thích như ngày nay, với nước dùng cay đặc trưng và nhiều loại thịt, rau và gia vị đa dạng.

Trong những năm gần đây, Trùng Khánh đã có nhiều nỗ lực trong ngành lẩu, từ việc thành lập học viện lẩu để bồi dưỡng nhân tài trong ngành, đến việc thúc đẩy công nghiệp sản xuất nguyên liệu; nhằm phát triển thương hiệu, thúc đẩy tổng thể ngành lẩu.

Dữ liệu do Hiệp hội Công nghiệp Lẩu Trùng Khánh công bố cho thấy tính đến cuối năm 2024, có 17.700 công ty sản xuất lẩu và 37.000 cửa hàng lẩu ở Trùng Khánh, giá trị sản lượng của toàn bộ chuỗi công nghiệp lẩu của thành phố đã lên tới 300 tỷ NDT (40,9 tỷ USD).

Món lẩu Trùng Khánh được phục vụ tại một nhà hàng.

"Ăn nên làm ra" nhờ món lẩu tê cay

Trùng Khánh là thành phố có nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới Pipa Yuan (Tì Bà Viên), có diện tích rộng khoảng 3.300m2 và nằm trải dài trên nửa quả đồi ngoại ô thành phố Trùng Khánh.

Nhà hàng này có 888 bàn (người Trung Quốc coi con số 8 là may mắn) và có thể phục vụ tối đa 5.851 người cùng lúc. Mặc dù có sức chứa lớn, nhưng thực khách tới đây muốn có chỗ ngồi đều phải đặt trước, đặc biệt vào mùa xuân và mùa hè.

Đi từ bãi đỗ xe dưới chân đồi, du khách phải dành thêm 30 phút đi bộ để đến nhà hàng ở đỉnh đồi. Điều này là bởi vì nơi này rất phổ biến và thu hút cả khách du lịch và khách địa phương. Vào những ngày đông, Tì Bà Viên phục vụ một lượng khách hàng "hơn cả dân số của một quận nhỏ" ở Trùng Khánh.

Nhà hàng Pipa Yuan tại Trùng Khánh.

Tì Bà Viên là minh chứng rõ nhất cho sức hút của món lẩu Trùng Khánh. Nhưng không chỉ có Tì Bà Viên, ở thành phố này, các nhà hàng lẩu nhiều không đếm xuể, và họ phải dùng nhiều phương thức tiếp thị khác nhau để lôi kéo khách hàng.

Lẩu Trùng Khánh cũng vô cùng nổi tiếng ở khắp Trung Quốc, với những chuỗi nổi tiếng nhất gồm Lẩu Nan (Nan Hot Pot) với hơn 500 cửa hàng trên toàn quốc, tiếp theo là Lẩu DeZhuang, Lẩu Chaotianmen, Liu Yishou, Nhà hàng Zhu Guang Yu Hotpot, Lẩu Pingjie, và nhiều thương hiệu khác.

Theo dữ liệu từ Red Meal, tính đến tháng 11/2024, hơn 70% cửa hàng lẩu Trùng Khánh có mức giá từ 50-120 NDT, trong đó mức giá từ 50-70 NDT là cạnh tranh nhất.

Tỷ lệ các cửa hàng lẩu Trùng Khánh có mức tiêu thụ bình quân đầu người dưới 50 nhân dân tệ, 50 đến 70 nhân dân tệ và 70 đến 90 nhân dân tệ hiện nay đã tăng lần lượt 1,7, 1,2 và 1,6 điểm phần trăm so với năm 2023.

Lẩu Trùng Khánh khiến những người không ăn cay "khiếp sợ".

Hướng tới ngành công nghiệp trăm tỷ USD

Trong những năm gần đây, Lẩu Trùng Khánh đã thể hiện những đặc điểm khác biệt về mở rộng quy mô, nghiên cứu sản phẩm, đổi mới mô hình cửa hàng, xây dựng chuỗi cung ứng, truyền thông thương hiệu,...

Để tìm ra lối thoát mới trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, các thương hiệu lẩu Trùng Khánh đã không ngừng mở rộng cửa hàng và mở ra thị trường mới thông qua việc mở rộng và nhượng quyền thương mại ra nước ngoài.

Hiện tại, Lẩu Peijie Trùng Khánh, Liu Yishou, Lẩu Chaotianmen, Lẩu Qinma, Lẩu Dezhuang, Lẩu Nan và các thương hiệu khác đã mở cửa hàng ở nước ngoài.

Trong số đó, Liu Yishou dẫn đầu đưa món lẩu Trùng Khánh ra nước ngoài với hơn 70 cửa hàng ở nước ngoài. Vào năm 2024, Peijie Chongqing Hotpot đã bắt đầu lại hoạt động nhượng quyền và bắt đầu có các cửa hàng tại Thâm Quyến, Hợp Phì, Trung Sơn,...

De Zhuang là một thương hiệu lẩu Trùng Khánh nổi tiếng đã mở cửa hàng ở nhiều thành phố khắp Trung Quốc.

Cuối tháng 12/2024, Lễ hội lẩu Trùng Khánh đã được tổ chức. Tại lễ khai mạc, Li Xunfu, Ủy viên Đảng ủy, Phó Giám đốc Ủy ban Thương mại thành phố, đã giới thiệu rằng với tư cách là “Thủ đô Lẩu của Trung Quốc”, ngành công nghiệp lẩu Trùng Khánh đã đạt được sự nâng cấp từ xây dựng thương hiệu đến toàn cầu hóa, nổi tiếng khắp cả nước và nổi tiếng khắp thế giới.

Cũng tại lễ hội này, ông Li Xunfu bày tỏ tham vọng xây dựng ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ USD từ món ăn đặc trưng này, thông qua việc tận dụng mạng xã hội và thương mại điện tử, tích hợp thị trường trực tuyến và ngoại tuyến, giúp thổi sức sống mới vào món ăn truyền thống của thành phố.

Theo Sina, CQNews, STCN
Trung Quốc trông cậy vào lò vi sóng, nồi cơm điện để phục hồi kinh tế

Trung Quốc trông cậy vào lò vi sóng, nồi cơm điện để phục hồi kinh tế

Tài chính quốc tế
(VNF) - Trung Quốc đã bổ sung thêm nhiều thiết bị gia dụng vào chương trình đổi hàng tiêu dùng và sẽ trợ cấp thêm cho các sản phẩm kỹ thuật số trong năm nay nhằm nỗ lực phục hồi nhu cầu hàng gia dụng đang trì trệ.
Cùng chuyên mục
Tin khác