Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trước đây, toàn bộ sản phẩm du lịch của Lux Group đều phục vụ khách quốc tế đến Việt Nam. Khi Covid-19 xuất hiện, doanh nghiệp dần chuyển đổi sang thị trường khách nội địa.
"Chúng tôi rất hào hứng cho mùa hè tới, còn đang định thở phào vì sau 3 đợt dịch lao đao đã có thể sống lại, thì Covid-19 đột ngột ập đến lần 4, khiến doanh nghiệp đã khó còn khó hơn. Tất cả lĩnh vực hoạt động của chúng tôi đều xoay quanh du lịch, nên bây giờ đành 'ngủ đông' giữa mùa hè", ông Phạm Hà, Chủ tịch kiêm CEO Lux Group, nói với phóng viên.
Theo vị lãnh đạo Lux Group, cú sốc lớn nhất mà đợt dịch này gây ra là về tinh thần. Bản thân ông và đội ngũ nhân sự gần như suy sụp, không còn động lực để tiếp tục.
Ông Phan Trà, Chủ tịch Công ty Du lịch Tugo, cũng cho rằng đợt dịch lần này là khó khăn nhất đối với doanh nghiệp. Ở những lần trước, doanh nghiệp vẫn mở cửa liên tục để duy trì hoạt động, nhưng đến nay buộc phải đóng cửa, cho nhân viên làm việc tại nhà vì các khách sạn xung quanh đều là khách sạn cách ly.
Tugo hiện cắt giảm nhân viên và tiến hành hoàn tiền cho các khách hàng đã đặt mua tour trước đó có yêu cầu hủy dịch vụ. Doanh nghiệp từng nghĩ đến tour du lịch Mỹ kết hợp vaccine như một hướng đi mới giữa đại dịch. Tuy nhiên, trước nhiều vấn đề rủi ro khó tháo gỡ, kế hoạch đành tạm ngưng đến hết năm nay. Chính vì vậy, vấn đề tài chính đang là gánh nặng lớn.
Tương tự, tại Lux Group, để chuẩn bị cho cao điểm du lịch hè, doanh nghiệp đã chi tiền đặt cọc hàng nghìn vé máy bay, phòng khách sạn, đồng thời tập trung đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, tất cả tour và dịch vụ cho hơn 2.000 du khách đã đặt trong tháng 5 đều phải hoãn, hủy. Điều này khiến nguồn tiền dần cạn kiệt.
"Tôi hy vọng kịch bản tốt nhất là trong tháng 6, dịch bệnh có thể được kiểm soát phần nào và các điểm du lịch dần mở cửa trở lại. Như vậy, chúng tôi vẫn có thể đặt cược vào mùa vàng ở các tháng 7, 8, 9, còn nếu không thì coi như mất năm nay, phải tính đến chuyện phá sản. Lux Group chỉ thuần túy làm du lịch nên rất khó khăn", ông Phạm Hà chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Vietsense Travel, cũng nhìn nhận vấn đề tài chính, nguồn sống còn của doanh nghiệp, đang gặp khó khăn lớn.
Trước khi dịch bùng phát lần thứ 4, hãng lữ hành này đã bán tour cho khoảng 1.000 lượt khách khởi hành trong tháng 5, nhưng cuối cùng phải dời hoặc hủy dịch vụ. Các tour tháng 6 cũng đã được nhiều khách đặt mua, hiện phải làm thủ tục hoãn cho khách. Từ ngày 1/5 đến nay, gần như không có khách đến hỏi mua dịch vụ du lịch.
"Số tiền khách đã thanh toán cho tour chỉ mới ở hình thức đặt cọc và đã được dùng để mua các dịch vụ hàng không, lưu trú, chúng tôi không giữ lại được. Doanh thu không có nhưng các chi phí cố định như mặt bằng, lương nhân viên... vẫn cỡ 200 triệu đồng/tháng, dù chúng tôi đã cắt giảm 60% nhân sự", ông Nguyễn Văn Tài cho biết.
Hiện tại, nguồn tiền quản trị rủi ro tích lũy từ nhiều năm kinh doanh trước đây đã được sử dụng hết để bù lỗ cho gần 2 năm qua, các cổ đông và nhà sáng lập đang huy động thêm vốn để duy trì doanh nghiệp. Vietsense Travel chỉ còn 8 nhân sự thường trực, gồm 6 trưởng phòng và 2 lãnh đạo.
"Bài toán khó nhất với chúng tôi hiện nay là làm sao có thêm nguồn tiền để duy trì đội ngũ nòng cốt và cầm cự để sống sót đến khi dịch đi qua, có sức hoạt động trở lại", ông Tài giãi bày.
Bởi lẽ đó, lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch đều cho rằng một cơ chế cấp vốn không cần thế chấp sẽ là hỗ trợ thiết thực nhất cho ngành du lịch thời điểm hiện tại.
Cái cần cứu nhất là nguồn sống, tức tài chính, ngoài ra các hỗ trợ khác không có ý nghĩa Ông Nguyễn Văn Tài - Giám đốc Vietsense Travel |
"Giai đoạn này phải gọi là cứu doanh nghiệp chứ không đơn thuần là hỗ trợ nữa. Cái cần cứu nhất là nguồn sống, tức tài chính, ngoài ra các hỗ trợ khác không có ý nghĩa", ông Nguyễn Văn Tài nhấn mạnh.
Ông lý giải nếu không có cơ chế cấp vốn cho doanh nghiệp thì rất khó để họ cầm cự hay sẵn sàng hoạt động trở lại sau khi dịch đi qua. "Với doanh nghiệp du lịch, tài sản lớn nhất là con người và thương hiệu, nhưng thực tế 2 tài sản này không có giá trị để thế chấp", ông đặt vấn đề.
Cùng chung quan điểm này, ông Phạm Hà cũng cho rằng du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất của Covid-19, do đó cần cơ chế chính sách đặc biệt để hỗ trợ về vốn nhằm tiếp sức cho doanh nghiệp. Trong đó, thực tế nhất là các khoản vay không cần thế chấp và giãn nợ đối với các khoản vay đã giải ngân.
Mặt khác, với tình trạng cạn kiệt dòng tiền hiện nay của doanh nghiệp du lịch, việc đóng bảo hiểm cho người lao động đang là gánh nặng lớn. Đại diện các công ty đề xuất được hoãn nộp bảo hiểm trong một khoảng thời gian nhất định mà người lao động vẫn được đảm bảo các quyền lợi.
Chính tại Vietsense năm qua đã có một số trường hợp lao động nữ trong thời kỳ thai sản nhưng không được hưởng chế độ do công ty nợ đóng bảo hiểm vài tháng.
"Nên chăng cần thông cảm hơn với doanh nghiệp để cân đối vấn đề này, không thể chỉ vì vài tháng chưa nộp mà bỏ qua nhiều năm tuân thủ nghiêm túc, không thể để người lao động đã mất thu nhập vì dịch bệnh, lại đang thai sản, ốm đau mà không có quyền lợi gì", ông Nguyễn Văn Tài nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.