Doanh nghiệp 'đứt hơi' và nhiệm vụ tháo rào cản

Thủy Văn - 23/06/2023 22:55 (GMT+7)

(VNF) - Kinh tế khó khăn, môi trường kinh doanh chậm được cải thiện và tinh thần giải quyết công việc của cán bộ các cấp suy giảm… khiến cho các doanh nghiệp khó hoạt động hiệu quả, rủi ro tăng cao, dẫn đến co cụm.

VNF

Doanh nghiệp co cụm, phòng thủ

Chủ tịch HĐQT của một doanh nghiệp tư nhân lớn kinh doanh đa ngành cho biết, doanh nghiệp của bà đang trong tình trạng “đứt hơi”. 2 năm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bồi tiếp với những khó khăn hiện nay đã khiến cho nhiều lĩnh vực kinh doanh phải đóng cửa. Doanh nghiệp giờ không dám triển khai bất cứ dự án mới nào vì rất rủi ro. Mới đây, doanh nghiệp đã phải cắt giảm số lượng lớn lao động và đang rao bán những tài sản, những dự án trong các lĩnh vực gặp khó khăn. Quy mô của doanh nghiệp đang giảm đi chứ không thể mở rộng ra hay phát triển lên.

Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế, xã hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 9/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhiều doanh nghiệp lớn đã phải bán gần hết tài sản, những gì bán được là đã bán, đấy là việc rất đáng lo ngại.

Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2022 (PCI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố đầu tháng 4/2023 cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong năm 2023 và 2024 là 35%, chỉ tăng 1% so với 2021. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp dự định giảm quy mô kinh doanh hoặc đóng cửa là 10,7%, một con số khá cao kể từ năm 2019. Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh của khối doanh nghiệp tư nhân đang suy giảm, thấp hơn so với giai đoạn 2016-2020.

Các doanh nghiệp cho biết, một trong những vướng mắc lớn hiện nay là phải chịu rất nhiều áp lực bởi các quy định thiếu đồng bộ, không thống nhất. Các quy định thay đổi thường xuyên và chồng chéo khiến doanh nghiệp muốn hoạt động ổn định cũng rất khó. “Chúng ta đã đấu tranh suốt mấy năm nay để giảm các điều kiện kinh doanh và các loại hình kinh doanh có điều kiện, nhưng bây giờ, thông qua các văn bản của các bộ, ngành, các địa phương đã phát sinh ra hàng nghìn thủ tục mới. Đây là một vấn đề rất lớn hiện nay, làm cản trở và làm ách tắc tất cả các hoạt động của nền kinh tế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.

Khảo sát của VCCI cho thấy, khả năng dự đoán sự thay đổi chính sách của các doanh nghiệp có xu hướng giảm liên tục. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết thường xuyên dự đoán được sự thay đổi chính sách giảm từ mức 14,29% vào năm 2013 xuống còn dưới 5% hiện nay. Sự suy giảm khả năng dự đoán chính sách là xu hướng nhất quán trong gần 10 năm qua. Đây là một thực tế rất đáng quan ngại về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

“Quan trọng nhất là môi trường kinh doanh minh bạch, thể chế rõ ràng. Các chính sách, quy định pháp luật của Việt Nam thường thay đổi bất ngờ, diễn ra quá nhanh trong thời gian ngắn, khiến doanh nghiệp không thể dự đoán được. Trong khi đó, doanh nghiệp cần những chính sách ổn định lâu dài, minh bạch, dễ dự báo, áp dụng nhất quán để yên tâm sản xuất kinh doanh” bà Bạch Lan Phương, CEO Công ty Cổ phần Thương mại UNIK, nói.

Khó khăn lớn nữa là cán bộ các cấp sợ, né tránh, đùn đẩy, lẩn tránh công việc. Các thủ tục đầu tư hiện nay hoặc phải mất khoảng 2 năm mới giải quyết được 1 vấn đề. Môi trường kinh doanh chậm cải thiện, tinh thần giải quyết công việc của cán bộ các cấp suy giảm, khiến cho các doanh nghiệp khó hoạt động hiệu quả và rủi ro tăng cao, dẫn đến co cụm lại.

Hóa giải những rào cản

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19, chưa kịp phục hồi thì những khó khăn mới lại diễn ra. Trong hoàn cảnh hiện nay, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, cải cách môi trường kinh doanh là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhất để giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, thậm chí có ý nghĩa nhiều hơn so với các gói hỗ trợ. Việc cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn sẽ giúp giảm thiểu chi phí, là một nhân tố quan trọng để doanh nghiệp phục hồi. Tuy nhiên, tốc độ cải cách môi trường kinh doanh hiện nay lại suy giảm, các điều kiện kinh doanh đã bị cắt bỏ nay đang quay trở lại, cùng với đó là “đẻ” thêm những điều kiện kinh doanh mới.

Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành khi ban hành các văn bản pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung không được đặt thêm các rào cản, không đi ngược lại những cải cách đã có, gây khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp. Vì thế, cần tập trung và dành nguồn lực để hoá giải sự kháng cự lại xu thế cải cách cũng như các nỗ lực đang nhen nhóm phục hồi những công cụ quản lý đã lỗi thời, những quyền lợi, lợi ích đã bị triệt tiêu trong quá trình cải cách trước.

Lời khuyên từ các tổ chức quốc tế cũng như các chuyên gia là muốn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP nhanh hơn, bền vững hơn, không còn cách nào khác là phải tập trung cải cách thị trường. Chính phủ cần chú trọng đến cải cách thực chất ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; đơn giản hoá, tạo sự minh bạch về thủ tục hành chính, duy trì sự ổn định của chính sách; khắc phục bất cập do mâu thuẫn, chồng chéo trong quy định pháp luật; thực hiện hiệu quả các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp; bám sát các chỉ số quốc tế có uy tín để nhận diện khoảng cách, vấn đề và tạo áp lực, động lực cải cách; huy động sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào xây dựng chính sách và thường xuyên thực hiện các đánh giá độc lập; không hình sự hoá quan hệ kinh tế - dân sự; quản lý, điều tiết thị trường bằng các giải pháp thị trường, không bằng mệnh lệnh hành chính, thay đổi luật pháp theo lối “giật cục”, khó đoán định, làm đứt gãy hoạt động bình thường của thị trường; hoá giải các nỗi sợ của công/viên chức nhà nước, nhất là ở địa phương, bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm.

Trả lời trước Quốc hội ngày 8/6 về các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết Chính phủ chỉ đạo tiếp tục tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định pháp luật; tăng cường trách nhiệm và rà soát, xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất của địa phương, bộ, ngành, người dân, doanh nghiệp.

“Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với cá thể hóa trách nhiệm, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; kiên quyết không để xảy ra việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; kịp thời rà soát, xử lý, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm”.
 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Người dân đổ xô mua vàng bất chấp giá cao và ‘vấn nạn’ gia tăng ở Trung Quốc

Người dân đổ xô mua vàng bất chấp giá cao và ‘vấn nạn’ gia tăng ở Trung Quốc

(VNF) - Cơn sốt tích trữ vàng miếng và trang sức của người dân Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt dù giá vàng liên tục lập đỉnh, tuy nhiên đi cùng với đó là sự gia tăng các vụ lừa đảo vàng ở Trung Quốc.

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

Chung cư Hà Nội tăng giá mạnh: 'Không ai đủ sức thổi giá BĐS trong một thời gian dài'

(VNF) - Các chuyên gia bất động nhận định, thị trường bất động sản có sự tăng giá, nhất là căn hộ chung cư Hà Nội. Trao đổi với VietnamFinance.vn, ông Bạch Dương, Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, giá phản ánh cán cân cung – cầu của thị trường, không ai đủ sức “thổi giá” bất động sản trong một thời gian dài.

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

Chân dung nữ Phó Bí thư được giao điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy được phân công tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang.

Đại án ngành đăng kiểm: 215 luật sư tham gia bào chữa

Đại án ngành đăng kiểm: 215 luật sư tham gia bào chữa

(VNF) - Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM đã ban hành cáo trạng số 252/CT-VKS-P3, chuyển hồ sơ sang Tòa án Nhân dân cùng cấp để xét xử vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam. Vụ án có số lượng hồ sơ lớn với hơn 286.070 bút lục và sự tham gia bào chữa của 215 luật sư.

Đón đầu Sân bay Long Thành, tính mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 10 làn xe

Đón đầu Sân bay Long Thành, tính mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 10 làn xe

(VNF) - Tại cuộc họp về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành, thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành là vấn đề cấp thiết, bảo đảm đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Khám phá tàu hỏa '5 sao' mới nhất Việt Nam

Hành khách đi tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn - Đà Nẵng) sẽ được trải nghiệm những dịch vụ "cao cấp" chưa từng có trước đây.

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

Đề xuất Ủy viên Bộ Chính trị được thuê biệt thự công vụ 450-500 m2

(VNF) - Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được bố trí cho thuê biệt thự công vụ, diện tích đất khuôn viên 450-500m2; kinh phí tối đa trang thiết bị nội thất là 350 triệu đồng.

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

Nhận diện Lý Hải Production: DN giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ với series phim 'Lật mặt'

(VNF) - Mới đây, Lý Hải trở thành đạo diễn Việt Nam tiếp theo có doanh thu 1.000 tỷ đồng. Đứng sau sự thành công này chính là Công ty TNHH Lý Hải Production - nhà sản xuất series phim 'Lật mặt'.

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

(VNF) - Theo Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh giúp sản lượng tăng trở lại.

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.