'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, chỉ trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp chi ra 108 triệu USD (tương đương 2.700 tỷ đồng) để nhập khẩu hạt tiêu. So với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu mặt hàng này tăng mạnh 38,2%.
Trong đó, các doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu hạt tiêu từ Brazil, Indonesia và Campuchia.
Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh, cho rằng ngành hồ tiêu Việt Nam đang được hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu ở mức cao do nguồn cung hạn chế.
Theo đó, năm nay nông dân trồng tiêu được hưởng lợi nhờ giá bán tăng quá cao. Ngược lại, doanh nghiệp xuất khẩu lại không mua được nhiều tiêu trong nước. Đây cũng là một phần lý do Phúc Sinh đã phải nhập khẩu hồ tiêu rất nhiều từ Brazil và Indonesia trong năm nay.
Nguyên nhân là bởi, sản lượng giảm, bà con giữ hạt tiêu lại đầu cơ. Cùng với đó, tình trạng hạn hán kéo dài khiến nguồn cung hồ tiêu trong nước ngày càng khó khăn.
Ở chiều ngược lại, Bộ NNN - PTNT cho biết, trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 220,3 nghìn tấn hạt tiêu, giá trị ước đạt 1,12 tỷ USD. Tuy khối lượng hạt tiêu xuất khẩu giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá trị lại tăng mạnh 48,2%.
Giá hạt tiêu xuất khẩu bình quân 10 tháng năm 2024 ước đạt 5.084 USD/tấn, tăng 51,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Về thị trường, Mỹ, Đức và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là 3 khách hàng lớn nhất, chiếm 44,2% giá trị xuất khẩu “vàng đen” của nước ta trong 9 tháng năm 2024. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Đức tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.