Ông Hoàng Kiều được lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes lần đầu tiên vào tháng 3/2014 với khối tài sản ròng ở thời điểm đó là 1,65 tỷ USD.
Tới tháng 9/2015, lần đầu tiên ông lọt vào danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của tạp chí này. Tại thời điểm đó, tài sản của ông được ước tính khoảng 3,8 tỷ USD, đứng thứ 149.
Tháng 9/2015, tài sản ròng của doanh nhân Hoàng Kiều lên tới 3,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, giá trị tài sản của ông Hoàng Kiều giảm dần theo thời gian. Cụ thể, tháng 3/2016, Forbes ghi nhận ông Hoàng Kiều đang nắm giữ khối tài sản trị giá 3,5 tỷ USD nhưng đến năm 2017, con số này giảm còn 2,9 tỷ USD.
Tháng 3/2018, khối tài sản của ông tiếp tục giảm xuống mức 2,8 tỷ USD, ông đứng thứ 859 trong danh sách tỷ phú của Forbes.
Tới tháng 12/2016, tài sản của ông Hoàng Kiều chỉ còn 2,8 tỷ USD.
Đến tháng 10/2018, ông Hoàng Kiều cũng vắng mặt trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ sau 3 năm liên tiếp có tên bởi tài sản của doanh nhân này chỉ còn 1,6 tỷ USD, thấp hơn mức tối thiểu là 2,1 tỷ USD để có mặt trong top 400.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do cổ phiếu của công ty Shanghai RAAS do ông nắm giữ ngày càng giảm mạnh trên sàn chứng khoán Thâm Quyến.
Vài nét về doanh nhân Hoàng Kiều
Ông Hoàng Kiều sinh năm 1944 tại Quảng Trị (Việt Nam) và hiện sinh sống ở Los Angeles (Mỹ).
Ông Hoàng Kiều chuyển sang Mỹ với gia đình ở tuổi ngoài 30 với hai bàn tay trắng. Tuy vậy, nhờ có vốn tiếng Anh tốt và các mối quan hệ, Hoàng Kiều đã kiếm được một công việc trong phòng thí nghiệm của công ty Abbott với mức thù lao 1,25 USD/giờ.
Năm 1980, ông Hoàng Kiều rời bỏ cương vị quản lý tại Abbott để thành lập công ty của riêng mình với tên viết tắt là RAAS – hoạt động trong lĩnh vực sản xuất huyết tương y tế, chuyên cung cấp các kháng thể hiếm.
Doanh nhân Hoàng Kiều đã có cuộc tình khá chóng vánh với người mẫu Ngọc Trinh vào năm 2017.
Từ đó, việc làm ăn phát đạt đã thúc đẩy ông mở thêm chi nhánh tại Trung Quốc với tên gọi Shanghai RAAS Blood Products vào năm 1988. Ông là Phó chủ tịch Shanghai RAAS Blood Products, nắm giữ 37% cổ phần công ty này.
Tài sản của Hoàng Kiều tăng chóng mặt sau khi Shanghai RAAS tiến hành IPO trên sàn chứng khoán Thâm Quyến, Trung Quốc. Công ty Shanghai RAAS Blood Products được tạp chí Forbes bình chọn đứng thứ 4 trong 10 công ty đổi mới sáng tạo nhất năm 2017.
Năm 2014, ông Hoàng Kiều phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Shanghai RAAS và ngay lập tức trở thành tỷ phú USD. Giới đầu tư đã đánh giá rất cao doanh nghiệp chuyên sản xuất huyết tương có trụ sở tại Thượng Hải.
Khi đó, với hơn 180 triệu cổ phiếu, tương đương 37% vốn của Shanghai RAAS, ông Hoàng Kiều có khối tài sản quy đổi ra tiền trị giá khoảng 1,4 tỷ USD. Tỷ lệ nắm giữ của ông Hoàng Kiều sau đó giảm đi nhưng cổ phiếu RAAS tiếp tục tăng giá rất mạnh.
Doanh nhân Hoàng Kiều chụp ảnh cùng gia đình.
Tới cuối tháng 9/2015, theo tính toán của Forbes, ông Hoàng Kiều sở hữu khối tài sản là 3,8 tỷ USD. Cổ phiếu của doanh nhân này đã tăng mạnh bất chấp thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ trong năm 2015 và 2016.
Đến tháng 9/2016, Shanghai RAAS tiến hành thâu tóm một số doanh nghiệp để mở rộng hoạt động. Hồi cuối 2016, Shanghai RAAS đã mua 90% cổ phần của một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sinh học.
Năm 1980, ông thành lập một công ty có tên Rare Antibody Antigen Supply (RAAS) cung cấp kháng nguyên kháng thể hiếm và bắt đầu mua các trung tâm huyết tương khác trên khắp nước Mỹ.
Ngoài công việc chính là kinh doanh sản phẩm y tế, ông Hoàng Kiều còn mua lại một vườn nho và nhà máy rượu vang ở thung lũng Napa, bang California, Mỹ vào năm 2014. Hiện tại nhà máy rượu này được đổi tên sang chính tên của ông.
Theo Forbes, ông Hoàng Kiều đã quyên góp khoảng 1 triệu USD cho các chương trình xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.
Theo danh sách tỷ phú được Forbes công bố mới đây, tính đến tháng 2/2019, thế giới có 2.153 người có tài sản từ 1 tỷ USD trở lên, giảm 55 người so với con số 2.208 của năm 2018. Tổng tài sản của các tỷ phú hiện là 8.700 tỷ USD, giảm 400 tỷ USD sau một năm. Forbes cho biết, có tới 11%, tương đương 247 người bị loại khỏi danh sách so với năm ngoái, nhiều nhất kể từ năm 2009, thời điểm đỉnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực giảm mạnh nhất với số tỷ phú ít hơn 60 người so với năm ngoái. Trong đó chỉ riêng Trung Quốc số tỷ phú đã giảm 49 người so với 2018. |
Xem thêm >> 10 nữ tỷ phú tự thân có tài sản 'khủng' nhất thế giới