'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Những ngày này, dư luận đang xôn xao với thông tin tỷ phú Hoàng Kiều là "người yêu mới nhất" của siêu mẫu Ngọc Trinh. Mối tình "đũa lệch" giữa một người đàn ông 72 tuổi và cô gái 27 tuổi đang là đề tài được đem ra bàn tán.
Sự bàn tán ấy thực có căn nguyên bởi ông Hoàng Kiều được biết đến rộng rãi như là một trong những tỷ phú tự thân nổi tiếng nhất Việt Nam với tổng trị giá tài sản lên tới gần 3 tỷ USD.
Sinh năm 1949 trong một gia đình nghèo tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, 5 tuổi, ông Hoàng Kiều đã theo chú vào Sài Gòn sinh sống. Tại đây, ông được nuôi ăn học và trở thành sinh viên ngành kỹ thuật của một trường đại học trước khi cùng gia đình chuyển sang Mỹ sau năm 1975.
Đến Los Angeles, ông Hoàng Kiều bắt đầu công cuộc mưu sinh của mình với vị trí nhân viên của hãng Abbott Laborratories với mức lương chỉ 1,25 USD/giờ.
Tuy nhiên, nhờ nỗ lực, ông thăng tiến rất nhanh qua các vị trí để lên chức giám đốc phụ trách kiểm tra các mẫu huyết tương. Cũng trong khoảng thời gian đó, ông cũng được cơ quan Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ cấp giấy chứng nhận vì phòng thí nghiệm huyết tương đạt chuẩn.
Với bước đệm vững chắc này, ông đứng ra thành lập công ty nghiên cứu về huyết tương mang tên Rare Antibody Antigen Supply (RAAS). Sau đó, ông tiến hành mua thêm nhiều trung tâm khác và đến năm 1985, nâng tổng số trung tâm huyết tương lên con số 11.
Với mong muốn mở rộng địa bàn kinh doanh, năm 1992, ông Hoàng Kiều đã chọn Trung Quốc để mở công ty Shanghai RAAS để cung cấp loại thuốc chứa các chất chính tạo nên huyết tương mang tên AlbuRAAS cùng những loại thuốc từ huyết tương khác.
Năm 2014, Shanghai RAAS tiến hành IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng). Với tỷ lệ sở hữu 37%, tương đương 180 triệu cổ phiếu, sau màn IPO ngoạn mục, ông Hoàng Kiều đã trở thành tỷ phú với tổng giá trị tài sản đạt 1,4 tỷ USD.
Shanghai RAAS đã phát triển thần tốc sau IPO, cổ phiếu của công ty liên tục lên giá, chỉ 6 tháng sau, đà tăng giá đã khiến tài sản của tỷ phú Hoàng Kiều tăng gấp đôi, đạt 2,8 tỷ USD và giúp ông lọt vào top 650 người giàu nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes.
Đến tháng 9/2015, ông Hoàng Kiều tiếp tục lọt vào top 400 tỷ phú giàu nhất với giá trị tài sản đạt 3,8 tỷ USD và là người giàu nhất trong số 25 gương mặt mới của danh sách "Forbes 400" năm đó.
Mặc dù gần đây, giá cổ phiếu RAAS trên sàn chứng khoán Thâm Quyến của Trung Quốc giảm giá, tuy nhiên, tài sản của ông Hoàng Kiều vẫn neo ở mức 2,8 tỷ USD (tính tới cuối phiên giao dịch ngày 12/12/2016).
Với khối tài sản này, hiện ông Hoàng Kiều đứng thứ 214 trong danh những người giàu nhất theo xếp hạng của Forbes và bỏ xa thứ hạng so với người giàu nhất tại Việt Nam - ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup - có tổng tài sản trị giá 2,2 tỷ USD, xếp thứ 1011.
Mặc dù là tỷ phú ăn nên làm ra tại Mỹ và Trung Quốc nhưng các thương vụ của ông Hoàng Kiều tại Việt Nam lại rơi vào tình cảnh thất bại đến nỗi phải "bỏ của chạy lấy người".
Bi hài nhất phải kể đến thương vụ mua đất tại Tiền Giang để tổ chức cuộc thi Hoa hậu thế giới 2010.
Năm 2008, dư luận Tiền Giang xôn xao khi tỷ phú Hoàng Kiều tuyên bố sẽ đưa cuộc thi Hoa hậu thế giới về cù lao Thái Sơn (xã Thái Sơn, thành phố Mỹ Tho) tổ chức. Để thực hiện ý định này, ông Hoàng Kiều đã chi ra hàng chục tỷ đồng gom đất của các hộ dân trong vùng.
Một trong những vụ gom đất lớn nhất là chi 30 tỷ đồng để mua 2,3 ha đất của bà Tư Đoàn. Ông Hoàng Kiều trả trước 13 tỷ và hứa trả nốt 17 tỷ trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, khi Chính phủ quyết định chọn Nha Trang làm nơi đăng cai cuộc thi Hoa hậu thế giới 2010, ông Hoàng Kiều bắt đầu giở bài khất nợ dần dần rồi im hơi lặng tiếng.
Cực chẳng đã bà Tư Đoàn phải đâm đơn kiện ra tòa. Kết quả, tỷ phú Hoàng Kiều chấp nhận mất 13 tỷ đồng đặt cọc đồng thời trả lại đất cho bà Tư Đoàn để tránh mất thêm 17 tỷ đồng còn thiếu nợ.
Đất không còn, cuộc thi cũng mất, những công trình xây dựng dở dang nhằm phục vụ cho các hoa hậu thế giới cũng lâm vào cảnh chơ vơ, hoang lạnh. Không chỉ vậy, đến lúc này, báo chí lại phanh phui ra tỷ phú Hoàng Kiều xây dựng không phép. Vậy là ông Hoàng Kiều lại phải chịu thêm mức phạt 35 triệu đồng cho các hoạt động của mình tại Tiền Giang.
Ngoài thương vụ gom đất trên, tỷ phú Hoàng Kiều còn mắc thêm "cái eo" khác trong vụ thâu tóm Công ty Cổ phần Du lịch Tiền Giang.
Vào thời điểm cổ phần hóa năm 2005, công ty này có tới 10 khách sạn, nhà hàng, khu du lịch… nằm trên diện tích đất công rộng 216.000 m2 tuy nhiên lại chỉ được định giá 7 tỷ đồng.
Tại phiên đấu giá cổ phần Nhà nước tháng 8/2006, UBND tỉnh Tiền Giang đã bán ra 21% cổ phần với giá khởi điểm 45.100 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số cổ phiếu này đã được tỷ phú Hoàng Kiều mua trọn với giá 45.200 đồng/cổ phiếu.
3 năm sau đó, 30% cổ phần Nhà nước còn lại tại Công ty lại được đem ra đấu giá với mức giá khởi điểm 31.000 đồng/cổ phiếu. Người trúng đấu giá lần này lại chính là ông Hoàng Sammy Hùng (con trai tỷ phú Hoàng Kiều) với mức giá đưa ra 36.000 đồng/cổ phiếu.
Số cổ phiếu còn lại tiếp tục được gia đình ông Hoàng Kiều mua nốt để hoàn tất thương vụ thâu tóm 100% Công ty Cổ phần Du lịch Tiền Giang.
Tuy nhiên, cùng với sự đổ bể của các dự án liên quan đến dự định đưa cuộc thi Hoa hậu thế giới về Tiền Giang, tỷ phú Hoàng Kiều đã bán lại toàn bộ cổ phần tại công ty này cho bà Hoàng Thị Hoài Linh vào năm 2013.
Mặc dù không tiết lộ giá trị thương vụ nhưng cú "ve sầu thoát xác" này của ông Hoàng Kiều được dư luận đánh giá là thành công, chí ít không lỗ.
Hiện tại, ông Hoàng Kiều đã không còn dự án đầu tư nào tại Việt Nam và có lẽ sau 2 lần thất bại đau đớn, vị tỷ phú này chắc cũng từ bỏ luôn ý định "đầu tư về quê" để chuyên tâm làm ăn với công ty RAAS thành công của mình.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.