Đối tác kinh tế toàn diện mới của Việt Nam: 50 năm lập quốc, phát triển thần tốc thành nước 'siêu giàu'

Quỳnh Anh - 07/12/2023 10:01 (GMT+7)

(VNF) - Kể từ khi thành lập vào năm 1971, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, hiện đã trở thành một trong những nước dẫn đầu Trung Đông cả về kinh tế lẫn địa chính trị.

VNF

UAE sẽ trở thành đối tác kinh tế toàn diện của Việt Nam

Ngày 3/12, trong cuộc cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính,  ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi - Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế thuộc Bộ Ngoại thương UAE, cho biết việc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) đã đạt những bước tiến đột phá, đã hoàn thành phần lớn các nội dung và có thể được ký kết trong năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi - Quốc vụ khanh phụ trách Thương mại quốc tế thuộc Bộ Ngoại thương UAE sáng 3/12.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết trong các cuộc gặp, Tổng thống UAE đã khẳng định không có hạn chế với hàng hóa Việt Nam vào UAE và khuyến khích tối đa đầu tư của UAE vào Việt Nam; UAE mong muốn hợp tác với phía Việt Nam để triển khai thành lập Trung tâm nghiên cứu của Microsoft tại Việt Nam.

Theo đó, Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy, sớm hoàn thành đàm phán hiệp định CEPA với cách làm linh hoạt, thực tiễn, kịp thời tháo gỡ các vấn đề phát sinh.

Thủ tướng hoan nghênh các tập đoàn, doanh nghiệp, quỹ đầu tư của UAE tìm hiểu cơ hội và tiếp tục mở rộng hoạt động, hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam đang xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư với các ngành, lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao mà 9 doanh nghiệp tham gia cuộc tiếp rất quan tâm.

Theo Thủ tướng, cùng với các quy định hiện hành, CEPA và chính sách ưu đãi này khi có hiệu lực sẽ là những nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp triển khai các dự án hợp tác cụ thể.

50 năm lập nước

Ngày 2/12/1971, 6 tiểu vương quốc gồm Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Umm al-Quwain, Fujairah và Ajman tuyên bố thành lập nhà nước liên bang độc lập lấy tên là Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Tháng 2/1972, Tiểu vương quốc Ra's al-Khaimah cũng gia nhập liên bang này.

Kể từ khi thành lập liên minh, bảy Tiểu vương quốc đã tạo nên một bản sắc dân tộc riêng biệt. Hệ thống chính trị của UAE được thiết kế để đảm bảo di sản của đất nước, điều chỉnh và bảo tồn bằng cách kết hợp truyền thống với cơ cấu hành chính hiện đại. 

Ngày nay, UAE vẫn gồm 7 tiểu vương quốc với tổng diện tích hơn 83.000km2 và dân số trên 9 triệu người. Thủ đô và thành phố lớn nhất của UAE là Abu Dhabi. Ông Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan là Tổng thống hiện tại của UAE. Ông được bầu vào ngày 14/5/2022, sau cái chết của anh trai ông là cố Tổng thống Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan.

Thành phố Abu Dhabi là thủ đô của UAE.

Bứt phá nhờ dầu mỏ

Ngành ngọc trai phát triển mạnh vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, mang lại thu nhập và việc làm cho người dân vùng Vịnh. Nhiều cư dân bán du mục, thu hoạch ngọc trai vào mùa hè và chăm sóc vườn chà là vào mùa đông. Nhưng cuộc suy thoái kinh tế vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930 cùng với việc Nhật Bản phát minh ra ngọc trai nuôi cấy đã gây thiệt hại không thể khắc phục được cho ngành ngọc trai.

Vào đầu những năm 1930, nhóm công ty dầu mỏ đầu tiên đã tiến hành khảo sát địa chất ở UAE. Gần ba mươi năm sau, vào năm 1962, chuyến hàng dầu thô đầu tiên được xuất khẩu từ Abu Dhabi.

Với nền kinh tế phát triển ổn định, ông Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan được chọn làm Người cai trị Abu Dhabi vào năm 1966. Dưới thời ông Sheikh Zayed, doanh thu ổn định từ dầu mỏ đã dẫn đến một cuộc cải tổ cơ sở hạ tầng với việc xây dựng trường học, nhà ở, bệnh viện và đường sá khắp Abu Dhabi.  

Trong khi đó, ông Sheikh Rashid bin Saeed Al Maktoum, người cai trị Dubai trên thực tế từ năm 1939, đã thay thế nguồn thu từ ngọc trai bằng cách trở thành một phần của ngành vận tải biển. Vào năm 1969 khi Tiểu vương quốc Dubai bắt đầu xuất khẩu dầu, Sheikh Rashid tập trung chú ý vào việc phát triển các chương trình nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nhờ nguồn thu mới từ dầu mỏ.

UAE được biết đến là một quốc gia có nền kinh tế phát triển với mức sống cao nhất thế giới nhờ xuất khẩu dầu lửa và khí tự nhiên. Đây một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 70.000 USD.

Có thể nói, việc phát hiện ra dầu mỏ đã khiến các quốc gia UAE "đổi đời". Là trụ cột của nền kinh tế, xuất khẩu dầu hiện chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của UAE. 

Tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn 2000-2006 ở UAE là khoảng 8,4% - mức cao nhất trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh với mức trung bình là 6,5%.

GDP năm 2014 là 419 tỷ USD. Điều này phản ánh nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở UAE, nơi chiếm 10% tổng nguồn cung dự trữ dầu của thế giới và trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ 5 thế giới.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trị giá 507,53 tỷ USD vào năm 2022, theo dữ liệu chính thức từ Ngân hàng Thế giới (WB).

Đa dạng hoá nền kinh tế

UAE là một trong những nền kinh tế cởi mở nhất trên thế giới, một trung tâm chiến lược với các khu vực tự do thân thiện với doanh nghiệp và nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.

Sau khi "đổi đời" nhờ dầu mỏ, UAE đã phát động chương trình đa dạng hóa và tự do hóa nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế truyền thống, sử dụng nhiều lao động sang nền kinh tế dựa trên kiến ​​thức, công nghệ và lao động lành nghề.

Chính phủ liên bang và cá nhân của Tiểu vương quốc đã đầu tư rất nhiều vào các lĩnh vực như sản xuất nhôm, du lịch, hàng không, thương mại tái xuất khẩu và viễn thông.

Tầm nhìn kinh tế 2030 của Abu Dhabi và Kế hoạch chiến lược 2015 của Dubai đang dẫn đầu xu hướng đa dạng hóa. Chiến lược này là tăng cường đầu tư vào công nghiệp và các lĩnh vực định hướng xuất khẩu khác, bao gồm công nghiệp nặng, vận tải, hóa dầu, du lịch, công nghệ thông tin, viễn thông, năng lượng tái tạo, hàng không và vũ trụ, dịch vụ dầu khí. 

UAE cũng đã khẳng định mình là một trung tâm thương mại quan trọng của khu vực nhờ vị trí thuận lợi. Nó tự hào có một mạng lưới cảng và sân bay rộng khắp, cũng như hệ thống hậu cần và vận tải mạnh mẽ. Quốc gia này thu hút các công ty nước ngoài và thúc đẩy hoạt động thương mại bằng cách cung cấp môi trường kinh doanh thân thiện, giảm thuế và các khu vực thương mại tự do.

Về những thành tựu kinh tế mới nhất trong năm 2022, ngoại thương phi dầu mỏ của UAE lần đầu tiên vượt mốc 2.000 AED trong lịch sử và đạt tổng trị giá 2.233 tỷ AED, với mức tăng trưởng 17% so với năm 2021.  

Giá trị xuất khẩu ngoài dầu mỏ chạm mốc 366 tỷ AED lần đầu tiên trong lịch sử, với mức tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị tái xuất khẩu của UAE lần đầu tiên vượt 600 tỷ AED, đạt 614,6 tỷ AED, với mức tăng trưởng 14%.

"Trụ cột" kinh tế mới: Du lịch và bất động sản

Ngày nay, du lịch đã đóng một vai trò lớn trong sự thành công của đa dạng hóa kinh tế tại UAE, đặc biệt là các thành phố nổi tiếng như Dubai và Abu Dhabi với các khách sạn sang trọng, trung tâm mua sắm hàng đầu, di tích nổi tiếng và địa điểm giải trí.

Vào năm 2022, đóng góp của ngành du lịch và lữ hành vào GDP của UAE là gần 167 tỷ AED, tương đương 9% tổng GDP. Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế lên tới 117,6 tỷ AED. Năm 2022, số lượng khách sạn ở UAE đã tăng lên 1189, trong khi công suất khách sạn tại nước này đạt 203.000 phòng khách sạn.

Hai hãng hàng không đẳng cấp thế giới của UAE là Etihad và Emirates cũng như việc liên tục nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch và là những người đóng góp chính cho nền kinh tế.

Sự phát triển của nhà ở, công ty và bất động sản có mục đích sử dụng hỗn hợp cũng đã thúc đẩy đáng kể thị trường bất động sản UAE. Tại các thành phố lớn như Dubai và Abu Dhabi, các tòa nhà mang tính biểu tượng, các khu dân cư giàu có và các dự án cơ sở hạ tầng mở rộng đã phát triển.

Những chính sách của chính phủ UAE cũng đang thu hút ngày càng nhiều cá nhân thuộc giới siêu giàu thế giới tới mua nhà tại các thành phố lớn và hưởng đặc quyền tại đây.

Đảo cọ nhân tạo Palm Jumerah - Niềm tự hào của Dubai.

Bất động sản đã có tác động tích cực đáng kể đến nền kinh tế của UAE và thu hút cả đầu tư trong và ngoài nước. Vào năm 2022, số liệu thống kê mới nhất chỉ ra rằng khoảng 20% ​​mức tăng trưởng của UAE được thúc đẩy bởi lĩnh vực hoạt động xây dựng và bất động sản. Là lĩnh vực phi hydrocarbon lớn thứ 4, lĩnh vực này chiếm khoảng 8,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phi dầu mỏ. Dẫn đầu trong lĩnh vực này, vẫn là Abu Dhabi và Dubai.

Bên cạnh du lịch và bất động sản, UAE cũng đạt được phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực như thương mại, công nghiệp và công nghệ. Những nỗ lực của chính phủ UAE nhằm thu hút nhân lực lành nghề đã giúp các tiểu vương quốc có sự gia tăng ổn định về lực lượng lao động. Tình trạng phân biệt tiền lương giữa người lao động bản xứ và người nước ngoài cũng đang dần được cải thiện.

Xem thêm >> UAE tiến tới mở cửa thị trường 'đỏ đen', doanh thu gần 7 tỷ USD mỗi năm

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nhận diện Lý Hải Production: DN sản xuất series phim 'Lật mặt' giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ

Nhận diện Lý Hải Production: DN sản xuất series phim 'Lật mặt' giúp Lý Hải thành đạo diễn nghìn tỷ

(VNF) - Mới đây, Lý Hải dtrở thành đạo diễn Việt Nam tiếp theo có doanh thu 1.000 tỷ đồng. Đứng sau sự thành công này chính là Công ty TNHH Lý Hải Production - nhà sản xuất series phim 'Lật mặt'.

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

Đơn hàng mới tăng mạnh, DN kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới

(VNF) - Theo Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 4/2024, nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh giúp sản lượng tăng trở lại.

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Đề xuất quy định về áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Hết tâm lý chờ đáy, nhà đầu tư sẵn sàng chi tiền mua bất động sản?

Nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, nhưng giá bất động sản và mức lãi suất cho vay mua nhà thả nổi sau thời gian ưu đãi vẫn còn những

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

Bitcoin và ETF 'lên ngôi', sàn giao dịch hàng đầu nước Mỹ thu lợi nhuận trên 1 tỷ USD

(VNF) - Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase Global đã công bố lợi nhuận hơn 1 tỷ USD trong quý I, khi sự phấn khích xung quanh việc cấp phép ETF Bitcoin đã kích thích lượng giao dịch tiền điện tử tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm.

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

IMF: Kinh tế Nga giảm xuống đáy trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 5 của ông Puin

(VNF) - Ước tính mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy tỷ trọng của nền kinh tế Nga trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm trong nhiệm kỳ thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin và xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô tan rã.

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

Đón đọc Đặc san 'Toàn cảnh Tài chính số 2024' của Tạp chí Đầu tư Tài chính

(VNF) - Với chuyên đề đặc biệt mang tên “Bàn tròn AI”, Đặc san Toàn cảnh Tài chính số 2024 không chỉ kỳ vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách mà AI đang làm thay đổi ngành tài chính - ngân hàng mà rộng hơn là gợi mở cách tiếp cận, cách tư duy, cách hành động mới trong một thế giới mà AI thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống con người.

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

'Mở đường' chấm điểm tín dụng

(VNF) - Theo TS Châu Đình Linh, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM, hoạt động chấm điểm tín dụng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và hướng đến an toàn tín dụng.

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

Địa ốc Mai Viên: DN chỉ có 5 lao động, lãi đột biến gấp 14 lần

(VNF) - Mặc dù tổng số lao động theo đăng ký chỉ là 5 người, nhưng Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Mai Viên (MVJ) lại trình diễn một màn kinh doanh ngoạn mục, đặc biệt là trong bối cảnh năm 2023 thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

Thủ tướng yêu cầu: Thanh tra ngay các DN vàng, công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.