Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Triều Tiên cho biết họ sẽ gửi một phái đoàn đến Olympics mùa đông Pyeongchang 2018, diễn ra ở Hàn Quốc vào tháng Hai, theo BBC.
Thứ trướng Bộ thống nhất Hàn Quốc Chun Hae Sung chia sẻ với các nhà báo: "Phía Triều Tiên đã đề nghị cử một phái đoàn cấp cao, đoàn Ủy ban Olympic Quốc gia, vận động viên, đội cổ vũ, một nhóm nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật, đội trình diễn taekwondo và các nhà báo tới dự Olympics mùa đông Pyeongchang 2018".
Phía Seoul đề xuất các cuộc đoàn tụ gia đình ly tán trong khuôn khổ Olympics mùa đông Pyeongchang. Các cuộc hội ngộ dự kiến sẽ diễn ra trong dịp Tết Nguyên đán. Thêm nữa, Hàn Quốc đề nghị hai miền Triều Tiên tiến hành một cuộc diễu hành chung trong lễ khai mạc và bế mạc. Chưa rõ Triều Tiên có chấp thuận những lời đề nghị trên hay không.
Lần cuối cùng cả hai quốc gia cùng diễu hành dưới cờ bán đảo Triều Tiên là từ 10 năm trước, tại Thế vận hội mùa đông năm 2006.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myung Gyun là người dẫn đầu phái đoàn của Chính phủ Hàn Quốc gồm 5 người. Trưởng phái đoàn đàm phán của Triều Tiên là ông Ri Son-gwon, người đứng đầu cơ quan phụ trách giải quyết các vấn đề liên Triều của Triều Tiên.
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, khi tới địa điểm đối thoại, hai đoàn đàm phán đã trao nhau lời "chúc mừng năm mới".
Phát biểu mở đầu cuộc đối thoại, ông Ri Son-gwon nhấn mạnh: "Chúng ta hãy trao cho người dân một món quà năm mới quý giá. Có một câu nói rằng nếu hai người cùng đi thì sẽ đi được quãng đường dài hơn chỉ một người ".
"Toàn bộ sông và núi đều đóng băng. Nhưng sẽ không khoa trương nếu nói rằng so với thời tiết thì quan hệ liên Triều còn băng giá hơn. Tuy nhiên, mong muốn cải thiện quan hệ và tiến hành đối thoại đến từ phía dư luận giống như dòng nước chảy mạnh mẽ dưới lớp băng đá dày. Sức mạnh của nó đã dẫn tới cuộc gặp cấp cao quý giá này", ông Ri nói thêm.
Trước cuộc gặp, Bộ trưởng Thống nhất Cho Myung Gyun, trưởng đoàn đối thoại 5 người của Hàn Quốc, cam kết sẽ hướng đến việc cải thiện quan hệ căng thẳng lâu năm giữa hai miền bán đảo Triều Tiên.
Seoul quảng bá Thế vận hội mùa đông Pyeongchang là "kỳ Olympics của hòa bình", song họ cần sự tham gia của Bình Nhưỡng để điều này có ý nghĩa. Sự kiện được tổ chức tại địa điểm chỉ cách khu phi quân sự khoảng 80 km về phía nam.
Nếu đoàn thể thao Triều Tiên tham dự Olympics, họ có thể sẽ được bố trí ở trên một du thuyền đậu tại Sokcho, cách nơi diễn ra các cuộc thi đấu khoảng một giờ lái xe. Điều này sẽ cho phép nhất cử nhất động của họ đều được Seoul kiểm soát.
Cả nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đều có thể can thiệp vào cuộc đối thoại bất kỳ lúc nào. Theo CNN, mỗi nhà lãnh đạo đều có đường dây nóng kết nối với Nhà Hòa bình cho phép họ "giám sát đối thoại theo thời gian thực và can thiệp nếu cần thiết".
Tuy nhiên, chỉ Tổng thống Moon có thể theo dõi băng hình phát trực tiếp cuộc gặp trong khi nhà lãnh đạo Triều Tiên chỉ có thể nghe.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myung Gyun nói Seoul tin rằng Thế vận hội Pyeongchang "sẽ trở thành một kỳ Olympics hòa bình khi đa số khách quý từ miền Bắc sẽ tham gia cùng những vị khách đến từ khắp nơi trên thế giới".
"Người dân vô cùng mong muốn nhìn thấy miền Nam và miền Bắc cùng hướng đến hòa bình và hòa giải", ông Cho nói thêm.
Làng đình chiếm Panmunjom
Panmunjom (hay Bàn Môn Điếm) là một ngôi làng nhỏ, chỉ cách Seoul về phía bắc 55 km và nằm trên biên giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Dù thỏa thuận ngừng bắn kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên được ký kết năm 1953 nhưng hòa bình chưa bao giờ thực sự được thiết lập ở đây trong suốt hơn 50 năm qua. Do đó, có khoảng một triệu người lính vẫn ngày đêm làm nhiệm vụ bảo bệ khu vực phi quân sự giữa hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc.
Làng đình chiến Bàn Môn Điếm nằm trong khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên không có dân thường sinh sống, thay vào đó là sự hiện diện dày đặc của binh lính và vũ khí hai nước.
Mặc dù là khu vực phi quân sự, dải đất phân chia đôi hai miền Triều Tiên được trang bị vũ khí đầy đủ bậc nhất trên thế giới như: công sự bê tông ngầm, mìn, hàng rào dây thép gai, các chướng ngại vật chống tăng nằm dọc biên giới, hàng loạt đài quan trắc cũng như các ụ súng máy trên các ngọn đồi...
Khu vực này không có dân thường sinh sống, thay vào đó là sự hiện diện dày đặc của binh lính hai nước, ngày đêm làm nhiệm vụ canh gác khu vực phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.