'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
“Hãy tưởng tượng Paris năm 2045, một giảng viên đại học Pháp đang giải thích về về hiện tượng Việt Nam, với xuất phải điểm là một nước nghèo, đã vươn mình trở thành một trong những cường quốc kỹ thuật số trên thế giới. Ông giải thích cho các sinh viên đang háo hức tìm hiểu về cách Việt Nam mở cửa đón nhận các công nghệ toàn cầu những năm 2020. Ông nói về cách Việt Nam tận dụng vị trí địa lý của đất nước, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng viễn thông và hoàn thiện khung thể chế và pháp lý. Ông chia sẻ với sinh viên thành công bất ngờ nhất có lẽ là cách Việt Nam hiện đại hóa lực lượng lao động, trở thành một trong những nước có kỹ năng số phát triển nhất tại châu Á”.
Những dòng văn đầy tính ví von trên đây đã được viết bởi Jacques Morisset, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Dẫn Chiến lược phát triển kinh tế xã hội được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua vào tháng 2/2021, chuyên gia này khẳng định rằng kinh tế số là “một trong những động lực tăng trưởng trong những thập kỷ tới, cho phép Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045” dù đó là một hành trình “không hề đơn giản”.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, nếu giả định rằng các ngành công nghệ số tăng trưởng với tốc độ khoảng 10% mỗi năm, lợi ích lũy kế của nền kinh tế sẽ đạt trên 200 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2045, gần bằng GDP của Việt Nam hiện nay. Không chỉ vai trò của các ngành công nghệ số sẽ trở nên quan trọng hơn trong nền kinh tế, mà việc sử dụng máy tính, công cụ CNTT và nền tảng kỹ thuật số sẽ góp phần tăng năng suất trong những ngành khác do sự kết nối chặt chẽ giữa các mắt xích liên kết trong nền kinh tế.
Kinh tế số đã không còn là câu chuyện xa xôi. Trên thực tế, quá trình chuyển đổi số của Việt Nam đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên nhiều phương diện. Tháng 6/2020, Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó đặt mục tiêu phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với mục tiêu cụ thể là kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.
Đồng thời, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI); thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI) và thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII). Không chỉ là kế hoạch chung chung, đã có rất nhiều chính sách, hành động cụ thể được triển khai trong thời gian qua để hiện thực hóa các mục tiêu trên.
Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, câu chuyện chuyển đổi số đã diễn ra một cách sâu rộng và ngày càng chứng minh sự cần thiết, tính đúng đắn và hiệu quả. Một ví dụ rất đơn giản là giờ đây, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, một cá nhân đã có thể giải quyết vô vàn vấn đề của đời sống mà trước đây sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng không chỉ là mục tiêu mà là động lực cạnh tranh của các bên cung cấp dịch vụ, và được cộng hưởng bởi một dòng chảy đầu tư và một thị trường tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ từng ngày. Và câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, mỗi ngày chúng ta lại được chứng kiến sản phẩm, dịch vụ, xu hướng mới.
Trong niềm tin rằng thị trường tài chính nói riêng, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục quỹ đạo phát triển đã và đang được tạo dựng lâu nay, Tạp chí Đầu tư Tài chính nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc góp thêm tiếng nói để thúc đẩy sự phát triển ấy. Việc xuất bản Đặc san Tương lai Tài chính số là một trong những hoạt động nằm trong kế hoạch phát triển các nội dung về kinh tế tài chính số trong tương lai. Với kế hoạch này, chúng tôi cam kết sẽ luôn đồng hành cùng sự phát triển của thị trường.
Rất đáng mừng khi kế hoạch này đã nhận được sự đồng thuận, hỗ trợ hết mình của các lãnh đạo Chính phủ, các Bộ ngành chức năng, các chuyên gia kinh tế tài chính hàng đầu, các doanh nhân, nhà quản lý hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ…
Chính sự đồng thuận, hỗ trợ đó đã giúp cho Ban biên tập xây dựng được Đặc san theo đúng mong muốn của mình, là tạo dựng một bức tranh toàn cảnh về kinh tế - tài chính số của Việt Nam hiện nay và triển vọng phát triển trong tương lai. Những cơ hội mới trong một nền kinh tế tài chính số đang rộng mở cho mỗi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội, trong niềm cảm hứng lớn lao về sự thịnh vượng dài lâu của đất nước.
Trong ấn phẩm này, những thông điệp chính sách đến từ lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công thương... sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh tài chính số hiện nay. Trong phần diễn đàn chuyên sâu, bài viết của các chuyên gia kinh tế tài chính hàng đầu như TS. Lê Xuân Nghĩa, TS. Võ Trí Thành, TS. Cấn Văn Lực, TS. Nguyễn Đức Kiên, TS. Nguyễn Đức Khương, TS. Đặng Hùng Võ, TS. Trần Văn, TS. Lê Duy Bình, Dương Quốc Anh... sẽ phân tích chi tiết về lĩnh vực kinh tế - tài chính số và triển vọng phát triển tương lai. Đặc san cũng có sự góp mặt của những doanh nhân hàng đầu trong lĩnh vực tài chính số như ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, ông Lê Văn Đại, Tổng giám đốc Viettel Digital, ông Hoàng Thế Hưng, Phó tổng giám đốc EVNFC... là những người đã và đang góp phần mình kiến tạo nên một bức tranh tài chính số đầy tiềm năng và cơ hội phát triển.
Đặc san Tương lai Tài chính số dày 300 trang, in khổ 21x28cm trên giấy couche 4 màu, sắp chính thức ra mắt bạn đọc. Giá bán: 198.000 đồng/cuốn. Liên hệ đặt mua: Cô Thu Trang, điện thoại: 0989631133. Email: [email protected].
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.