Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo dữ liệu của sàn giao dịch ICE, trong phiên giao dịch ngày 14/12, giá khí đốt giao tháng 1/2022 tại trung tâm TTF ở Hà Lan tăng hơn 5,5%, có lúc chạm ngưỡng 1.500 USD/1.000m3, tương đương 128,8 Euro/MWh, sau đó hạ xuống mức 1.350 USD/1.000 m3 (khoảng 114,5 Euro/MWh).
Giá khí đốt tăng trong bối cảnh Tân Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuyên bố Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ không được phép hoạt động trong trường hợp có bất kỳ “leo thang” mới nào ở Ukraine.
Liên minh châu ÂU (EU) trong những tháng qua vẫn loay hoay với bài toán xử lý khủng hoảng năng lượng kéo dài. Giá khí đốt tại châu Âu biến động mạnh trong những tháng gần đây và liên tục thiết lập các mức giá kỷ lục, vượt 1.000 USD/1.000m3 và tăng lên 2.000 USD/1.000m3 vào đầu tháng 10 vừa qua.
Điều này đã ảnh hưởng đến các hoạt động công nghiệp phụ thuộc vào năng lượng trong khi người tiêu dùng cũng đối mặt với những hóa đơn tăng vọt giữa lúc mùa đông đến gần.
Chính phủ các nước EU đã phải dùng biện pháp trợ cấp và miễn giảm thuế tạm thời, có mục tiêu cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương và cung cấp viện trợ cho các công ty hoặc ngành công nghiệp.
Theo một văn bản được chuyển đến các nước trước thềm Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU diễn ra trong hai ngày 16-17/12, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đề xuất một hệ thống để các nước EU cùng mua khí đốt cho kho dự trữ nhiên liệu chiến lược.
EC cho biết đề xuất này sẽ bao gồm một khung quy định cho phép các cơ quan được quản lý tiến hành mua chung khí đốt cho kho dự trữ chiến lược trên cơ sở tự nguyện. Theo EC, hệ thống này sẽ đóng góp vào các biện pháp phối hợp của EU trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp trên toàn khu vực.
Theo các chuyên gia, nguồn cung từ Nga là động lực thị trường quan trọng trong giá khí đốt chuẩn của châu Âu trong những tháng gần đây.
Nga hiện cung ứng hơn 1/3 nhu cầu khí đốt của châu Âu thông qua hai đường ống, một qua Belarus và Ba Lan và một qua Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi cuối tháng 10 khẳng định Moscow sẵn sàng cung cấp liên tục và lâu dài khí đốt tự nhiên cho châu Âu, bao gồm thông qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là Uniper và Wintershall. Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD.
Hiện tại, quá trình cấp giấy chứng nhận cho Nord Stream 2 AG, công ty vận hành dự án Dòng chảy phương Bắc 2, đang được tiến hành. Toàn bộ quá trình, theo yêu cầu pháp lý, có thể mất vài tháng.
Tuy nhiên, trong tuyên bố ngày 16/11, Cơ quan Quản lý năng lượng Đức (Bundesnetzagentur) lại đưa ra kết luận rằng Dòng chảy phương Bắc 2 chưa tuân thủ luật pháp Đức.
Tân Ngoại trưởng Đức cho biết việc nước này chưa cấp phép cho "Dòng chảy phương Bắc 2" là bởi tuyến đường ống này không đáp ứng các yêu cầu về luật năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) và điều đáng lo ngại nhất đó là báo cáo về tính an toàn của dự án vẫn đang được xem xét.
Xem thêm >> WHO: Biến chủng Omicron đang lây lan với 'tốc độ chưa từng thấy', không được xem nhẹ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.