DPM đặt mục tiêu lợi nhuận giảm một nửa, còn 365 tỷ đồng

Tân Mai - 12/04/2021 19:57 (GMT+7)

(VNF) - Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, dự kiến tổ chức ngày 27/4.

VNF
DPM đặt mục tiêu lợi nhuận giảm một nửa, còn 365 tỷ đồng

Theo đó, năm 2021, DPM đặt mục tiêu doanh thu ước đạt 8.311 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 365 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu kỳ vọng tăng trưởng gần 6% nhưng lợi nhuận của DPM khá thận trọng khi đi lùi 48% so với thực đạt năm trước đó.

Kết thúc năm vừa qua, DPM ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 7.762 tỷ đồng, tăng 1% so với năm 2019. Tuy nhiên nhờ chi phí giá vốn và các loại chi phí khác được tiết giảm, nên lợi nhuận sau thuế tăng mạnh đến 80,5%, lên mức 702 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 691 tỷ đồng.

DPM cho biết, năm 2020 tình hình hạn hán, xâm nhập mặn nặng nề và đến sớm, cùng với lũ lụt phức tạp làm thiệt hại diện tích trồng lúa, cây trồng, làm cho nhu cầu về phân bón giảm. Bên cạnh đó ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động xuất khẩu bị đình trệ, tồn kho phân bón cao.

Tại ngày 31/12/2020, tổng tài sản của DPM đạt 11.300 tỷ đồng, không biến động lớn so với đầu năm. Cơ cấu tài chính của DPM khá lành mạnh, dư nợ dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn còn 150 tỷ đồng (giảm 27 tỷ đồng so với đầu năm) và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn còn 900 tỷ đồng (giảm 163 tỷ đồng so với đầu năm).

Trong khi đó doanh nghiệp đang có 2.279 tỷ đồng tiền và khoản tương đương tiền và 1.935 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn.

Tại báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI), nhóm phân tích của PSI đã đưa ra kỳ vọng khá tích cực đối với DPM trong năm nay.

PSI dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DPM ước đạt 8.546 tỷ đồng (tăng 10,1% so với năm trước) và 790 tỷ đồng, tương ứng tăng 12,37% so với năm trước và gấp 2 lần mục tiêu của doanh nghiệp.

Dự báo này của PSI dựa trên giả định giá dầu Brent trung bình trong 2021 đạt 60 USD/thùng, tuy nhiên giá bán Urea và NPK tăng mạnh sẽ bù đắp chi phí tăng do giá dầu. Giả định này cũng có rủi ro về phụ thuộc sản lượng khí đầu vào tại Bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.

Ngoài ra, hợp đồng mua bán khí của DPM được tính bằng 46% tổng MFP và Tariff vận chuyển do đó việc sụt giảm nguồn khí tại các mỏ khí gần bờ sẽ khiến DPM phải huy động thêm nguồn khí tại các mỏ xa hơn tại bể Cửu Long và Nam Côn Sơn có chi phí thu gom và vận chuyển cao hơn.

Trong năm 2021, PSI cho rằng rủi ro nêu trên cũng không quá lớn do DPM vẫn sẽ huy động được nguồn khí đâu vào từ mỏ Bạch Hổ và Rồng Đồi Mồi với tỷ lệ khoảng 40% cơ cấu nguồn khí huy động.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/4, cổ phiếu tăng 100 đồng lên mức 20.400 đồng/cổ phiếu.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Chiều 20/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức, sau khi được Quốc hội khóa XV bầu và thông qua nghị quyết với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

(VNF) - Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã giáng cho Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nguồn tài chính của nước này và buộc Nga phải nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, chiến sự vẫn tiếp diễn và Điện Kremlin đang ca ngợi nền kinh tế vững mạnh của mình.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.