Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Hải Phòng tăng cường liên kết vùng, hợp tác phát triển du lịch
Hội Nhà báo Hải Phòng vừa tổ chức Tọa đàm về chủ đề “Báo chí tuyên truyền, quảng bá, kết nối phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng”. Trong đó, cụ thể hóa tuyên truyền nội dung quan trọng tại Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị “về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Tọa đàm quảng bá tiềm năng thế mạnh về du lịch của các địa phương, kết nối hợp tác phát triển du lịch của vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc bộ.
Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Vùng đồng bằng sông Hồng được gọi là Vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có nhiều thuận lợi về cả địa chính trị, địa kinh tế, địa văn hóa, sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh Sông Hồng.
Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc bộ tập trung nhiều tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch phong phú, đa dạng như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du khảo đồng quê… Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa với hàng nghìn đình, đền, chùa, miếu mạo cùng kho tàng kiến trúc, mỹ thuật độc đáo khiến du khách trầm trồ thán phục. Đây là vùng quê của nhiều lễ hội truyền thống, điển hình: lễ hội đền Trần, hội Gióng, hội Lim, lễ hội chùa Hương... nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc: chèo, quan họ, hát văn, tuồng, múa rối nước...
Đặc biệt, khu vực đồng bằng sông Hồng có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận như: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, bia đá các khoa thi tiến sĩ Triều Lê - Mạc, hội Gióng ở đền Phù Đổng, đền Sóc (Hà Nội), Ca trù và Quan họ Bắc Ninh. Vịnh Hạ Long được Tổ chức New7Wonders công nhận là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, thu hút sự quan tâm của du khách trong, ngoài nước...
Bộ Chính trị chỉ đạo tại Nghị quyết số 30: chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch; tiếp tục đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia trong vùng, phấn đấu đến năm 2030 thu hút trên 120 triệu lượt khách. Đồng thời, nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, cửa ngõ, động lực phát triển của vùng; Tỉnh Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và thế giới...
Theo ông Hoàng Tuấn Anh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Hải Phòng: Hiệp hội Du lịch Hải Phòng là Hiệp hội địa phương dẫn đầu cả nước trong xây dựng các mối liên kết, hợp tác với hiệp hội du lịch các địa phương khác trong xúc tiến, phát triển du lịch TP Hải Phòng. Về hoạt động liên kết vùng: Hiệp hội Du lịch Hải Phòng tham gia thành viên của Cụm hiệp hội du lịch các tỉnh phía Bắc gồm 26 địa phương, thành viên của Liên minh xúc tiến du lịch 6 tỉnh Duyên hải Bắc Bộ gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
Về liên kết hợp tác song phương và đa phương: Hiệp hội Du lịch Hải Phòng ký kết thỏa thuận hợp tác với các địa phương, Cụm hiệp hội Du lịch 8 tỉnh Tây Bắc, Hiệp hội Du lịch các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Hiệp hội Du lịch các tỉnh miền trung. Nội dung thỏa thuận liên kết hợp tác cam kết tham gia các sự kiện quảng bá xúc tiến điểm đến của mỗi địa phương, xây dựng và chào bán các sản phẩm của địa phương liên kết, các sản phẩm liên vùng. Các địa phương liên kết luân phiên tổ chức các sự kiện xúc tiến du lịch thường niên, tạo thành chuỗi các sự kiện xúc tiến kết nối doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của mỗi địa phương..
Các cơ quan chức năng, địa phương chung tay, đồng hành
Thời gian qua, Sở Du lịch Hải Phòng ký kết và triển khai Thỏa thuận Hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng mở rộng năm 2022....tập trung vào các nội dung: công tác quản lý nhà nước về du lịch, truyền thông quảng bá, liên kết phát triển sản phẩm. Tham mưu UBND TP Hải Phòng ký kết Thỏa thuận về hoạt động liên kết phát triển du lịch với tỉnh Quảng Ninh, Cần Thơ, Đồng Nai, Ninh Bình (giai đoạn 2023 - 2025). Thực hiện các nội dung hợp tác phát triển du lịch giữa 5 tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tại Biên bản ghi nhớ Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố...
Phối hợp tổ chức các sự kiện du lịch; tuyên truyền, quảng bá du lịch giữa các tỉnh, thành phố.Thường xuyên trao đổi thông tin về hoạt động du lịch; Liên kết cung cấp thông tin, hỗ trợ quảng bá du lịch giữa các địa phương thông qua các mạng xã hội, website quảng bá du lịch do Sở Du lịch quản lý. Phối hợp với tỉnh Quảng Ninh quảng bá giá trị nổi bật của quần đảo Cát Bà - Vịnh Hạ Long trên hành trình đề cử và sau khi được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Phát triển sản phẩm du lịch: Định hướng, kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch xây dựng và triển khai các sản phẩm du lịch liên vùng: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hải Phòng - Hà Nội - Ninh Bình; tour du lịch tâm linh Hải Phòng - Thái Bình, Hải Phòng - Bắc Ninh; phát triển và nâng cấp chất lượng các sản phẩm du lịch liên vùng Hải Phòng - Lào Cai bằng tàu hỏa/ô tô. Kết nối các tour du lịch theo đường hàng không đón khách từ Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi tham quan Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh; Tiếp tục phát triển các sản phẩm du lịch theo hành lang 5 tỉnh, thành phố: Vân Nam (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam). Nhiều doanh nghiệp du lịch của thành phố Hải Phòng đã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai và ngược lại.
Sở Du lịch đề xuất các giải pháp phát triển du lịch trong liên kết vùng: Các địa phương hợp tác trong quản lý nhà nước về du lịch. Các địa phương phối hợp thiết lập kênh trao đổi thông tin thường xuyên giữa các cấp quản lý để thống nhất phương án chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư triển khai, thực hiện. Các địa phương tham gia các sự kiện du lịch của nhau. Đẩy mạnh liên kết và phối hợp tuyên truyền, quảng bá du lịch chung tại các sự kiện, hội chợ du lịch trong nước, quốc tế. Nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch liên vùng có yếu tố khác biệt, hấp dẫn, tránh trùng lặp để thu hút du khách.
Theo Hiệp hội Du lịch Hải Phòng, để phát triển Du lịch, rất cần sự quan tâm phối hợp ủng hộ tạo điều kiện của UBND TP Hải Phòng, Sở Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao... và các địa phương. Qua đó, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du lịch, mở rộng thị trường, ký kết được những hợp đồng đưa khách du lịch về với TP Hải Phòng, phát triển kinh tế du lịch, gia tăng nguồn thu cho ngân sách.
Về cơ chế chính sách chung, thủ tục hành chính, Thành phố khuyến khích đầu tư phát triển các mô hình kinh doanh du lịch đặc thù (du lịch mạo hiểm, lặn biển, dù bay, du lịch MIC, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, sinh thái biển đảo, làng nghề…). Xây dựng mạng lưới điểm tham quan/check-in, trung tâm ẩm thực truyền thống, khu vui chơi giải trí, phố đi bộ, phát triển kinh tế ban đêm, tổ chức các điểm mua sắm, lưu niệm du lịch trung tâm thành phố và tại trọng điểm du lịch Cát Bà, Đồ Sơn thu hút và giữ chân khách du lịch. Tổ chức nhiều sự kiện hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch, tổ chức các đoàn tham quan điểm đến du lịch, hội thảo quốc tế, nội địa, liên vùng để quảng bá tuyên truyền về phát triển du lịch Hải Phòng kết nối với các địa phương trong cả nước và quốc tế.
Ngoài ra, TP Hải Phòng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao mang tính vùng miền, mang tầm quốc tế (như Liên hoan pháo hoa Đà Nẵng, Liên hoan sắc hoa Đà Lạt, Festyval du lịch biển Nha Trang, Carnaval Hạ Long, Lễ hội Hoa Tam giác mạch Hà Giang…) để thu hút khách du lịch đến Hải Phòng...
Theo ông Nguyễn Nam Phương, Phó Giám đốc Vietravel, Chi nhánh Hải Phòng, các cơ quan chức năng, quản lý nhà nước TP Hải Phòng cần tăng cường, nâng cao vai trò kết nối các địa phương, doanh nghiệp trong phát triển du lịch. Các doanh nghiệp cùng tham gia, hợp tác phát triển, khai thác các sản phẩm du lịch. Trong đó, tập trung khai thác, phát triển các giá trị, sản phẩm du lịch đặc thù, có thế mạnh tại khu vực dải trung tâm TP Hải Phòng.
>> Du lịch Hải Phòng tăng tốc - phát triển: Nền tảng, kỳ vọng và những thách thức
>> Du lịch Hải Phòng tăng tốc - phát triển: Năng lượng sáng tạo và sức hấp dẫn của sản phẩm mới
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.