'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tiềm năng, đóng góp của ngành du lịch
Theo Hiệp hội Du lịch Hải Phòng, thành phố có tiềm năng thuận lợi để phát triển du lịch, vị trí địa lý quan trọng, hội tụ đầy đủ các lợi thế về tài nguyên, kết nối giao thông, đô thị phát triển, có đặc thù riêng biệt về văn hóa, cư dân và ẩm thực miền biển. Hải Phòng có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng cả về tài nguyên du lịch tự nhiên (rừng núi, biển đảo, hệ sinh thái vườn quốc gia…) và tài nguyên du lịch văn hóa (các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề, ẩm thực…).
Thành phố Hải Phòng được xác nhận là địa chỉ du lịch nổi tiếng từ nhiều năm qua. Năm 2006, Nghị quyết 09-NQ/TU, ngày 22/11/2006 của Ban Thường vụ Thành ủy và Nghị quyết số 20/2006/NQ-HĐND, ngày 19/12/2006 của HĐND thành phố về phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến 2020 xác định phát triển du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Gần đây, du lịch Hải Phòng tăng trưởng tương đối nhanh, khẳng định vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế thành phố. Lượng khách du lịch quốc tế tăng lên từ 564.000 lượt/năm 2011 lên 930.000 lượt/năm 2019; lượng khách nội địa trong cùng thời kỳ tăng từ 3,7 triệu lượt lên gần 8,2 triệu lượt người; tổng thu từ khách du lịch tăng từ 1.704 tỷ đồng lên đến 3.500 tỷ đồng; hệ thống cơ sở lưu trú tăng từ 7.426 phòng lên 11.794 phòng. Theo thống kê 10 tháng năm 2023 của TP Hải Phòng, số lượng khách du lịch trên 6,8 triệu lượt, tăng trên 13% so với cùng kỳ năm 2022, bằng trên 93% kế hoạch năm (thu hút 7,3 triệu lượt khách).
Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị “về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” khẳng định mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước. Đối với lĩnh vực du lịch, Nghị quyết cũng xác định “Xây dựng Cát Bà, Đồ Sơn cùng với Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc tế”.
Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã chỉ đạo: Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lần thứ 16 (nhiệm kỳ 2020-2025) xác định đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 3 trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại…Về du lịch: xây dựng, phát triển khu du lịch tại đảo Cát Bà, Đồ Sơn, đảo Vũ Yên trở thành trung tâm du lịch quốc tế, phát huy các giá trị di sản văn hóa lịch sử đặc biệt của Hải Phòng, đưa Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Chính trị, TP Hải Phòng về phát triển du lịch: xây dựng những định hướng, giải pháp mới, phù hợp, đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tháo gỡ điểm nghẽn về cơ chế, chính sách chung, thủ tục hành chính, thuê đất, thuế, vốn... Qua đó, tạo động lực và bước phát triển đột phá cho ngành du lịch Hải Phòng kịp thời, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển du lịch, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố.
Những thách thức từ thực tế
Theo Hiệp hội Du lịch Hải Phòng, sự phát triển du lịch của Hải Phòng hiện chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, hiệu quả đạt được chưa cao, bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong xu hướng phát triển du lịch hiện nay. Nguyên nhân cơ bản do một số yếu tố.
Về sản phẩm du lịch, một số địa phương trong khu vực duyên hải Bắc bộ có sự tương đồng về nguồn tài nguyên và loại hình du lịch thu hút được các nhà đầu tư lớn xây dựng các tổ hợp du lịch, phát triển sản phẩm du lịch mới, tạo sự cạnh tranh trực tiếp với du lịch Hải Phòng. Trong khi tại Hải Phòng, cơ cấu sản phẩm, dịch vụ du lịch đang phát triển manh mún, thiếu đồng bộ, chưa có tính liên kết hệ thống, chưa tạo ra liên kết giữa các mắt xích để kết nối, lan tỏa sản phẩm du lịch, dịch vụ, trong khu vực để thu hút khách du lịch.
Cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch gồm: nhà hàng, khách sạn phát triển không đồng đều về chất lượng và số lượng tại các trung tâm du lịch nội thành, Đồ Sơn, Cát Bà. Thực tế, các khu lưu trú, nghỉ dưởng tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố và 2 khu vực du lịch tại quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Hải, một số khác phát triển ở huyện Thủy Nguyên, Kiến Thụy. Do khí hậu, thời tiết tác động tới tính mùa vụ du lịch, tác động nghiêm trọng tới hoạt động du lịch ở khu du lịch biển Đồ Sơn, Cát Bà, ảnh hưởng tới đầu tư chất lượng hạ tầng và công suất, sức chứa. Đặc biệt cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tại Đồ Sơn suy giảm nghiêm trọng.
Tại Hải Phòng, các khu vui chơi giải trí còn ít, ngoài một số điểm trải nghiệm, công viên, vườn hoa, hồ điều hòa, số lượng nhóm bar, club hạn chế, các hình thức tổ chức phố đi bộ, phố ẩm thực, kinh tế ban đêm còn mang tính tự phát, thử nghiệm, chưa được nghiên cứu đánh giá đầy đủ để rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng về mô hình phục vụ khách du lịch. Lợi thế về hệ thống sông nội đô chưa được khai thác phục vụ du lịch chuyên nghiệp.
Hệ thống dịch vụ vận chuyển khách du lịch chuyên nghiệp với sự đa dạng, cáp treo vượt biển, xe khách, xe limosine, taxi, xe điện, xe đạp công nghệ... ), kết nối chưa cao. Đặc biệt, tại khu du lịch Cát Bà chưa có bến tàu du lịch chuyên biệt, cao cấp. Vận tải du lịch tại các bến phà Bến Gót - Cái Viềng, Gia Luận - Tuần Châu thường xuyên ùn tắc, quá tải lúc cao điểm khách du lịch tập trung đông. Hạ tầng bến bãi chưa đáp ứng được yêu cầu, các doanh nghiệp thiếu phương tiện, tần suất hoạt động thấp, chất lượng thấp, tốn nhiều thời gian di chuyển.
Khu vực nội thành Hải Phòng là trung tâm đón, phân phối khách tới các khu, điểm du lịch trong vùng. Tuy nhiên, hiện nay nội thành Hải Phòng mất khả năng đón và phục vụ các đoàn có số khách lớn, vì thiếu tính kết nối, thiếu điểm cung ứng dịch vụ. Các yếu tố thúc đẩy phát triển du lịch nội thành như hoạt động văn hóa, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh…chưa được đầu tư khai thác chuyên nghiệp.
Nội thành và Đồ Sơn, Cát Bà là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, chưa thu hút và giữ khách du lịch lưu lại do thiếu các điểm check-in ấn tượng, các điểm tham quan du lịch chưa được tổ chức bài bản, còn thiếu công trình kiến trúc, tượng đài nghệ thuật, phố đi bộ, phố ẩm thực, các điểm mua sắm du lịch, đồ lưu niệm, khu vui chơi giải trí chất lượng cao.
Du lịch nông nghiệp, nông thôn là một trong những xu thế của du lịch hiện đại gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững có nhiều dư địa để phát triển tại Hải Phòng, song chưa có cơ chế chính sách phát triển cụ thể, chưa huy động được các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, chưa được tuyên truyền, quảng bá phù hợp.
Lợi thế của du lịch Hải Phòng là nét đặc sắc ẩm thực vùng miền, du lịch thể thao (golf, thể thao biển) chưa được phát huy, do thiếu định hướng, các mối liên kết rời rạc, thiếu đồng bộ, chưa có nhiều các hoạt động bổ trợ, chương trình xúc tiến có tầm vóc tương xứng.
Hoạt động du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, khen thưởng, sự kiện (Du lịch MICE) hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của hạ tầng dịch vụ và các trung tâm tổ chức sự kiện, quy mô khiêm tốn, kết nối hệ thống yếu, thiếu cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc (trung tâm hội nghị, hội thảo, tọa đàm, hội chợ, triển lãm…) tổ chức các sự kiện đông người mang tính chuyên nghiệp. Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tại Hải Phòng chưa có hệ thống, thiếu đơn vị tổ chức chuyên nghiệp. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch Hải Phòng nhỏ lẻ, chưa hiệu quả, hiệu ứng lớn. Các đơn vị du lịch Hải Phòng chủ yếu tổ chức đưa khách ra nước ngoài, thiếu các tổ chức đưa khách vào Hải Phòng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.