Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trả lời cho câu hỏi này, TS Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp tiến hành M&A. Đầu tiên là quy luật thị trường, sự cạnh tranh đã khiến các doanh nghiệp hình thành nên xu hướng thâu tóm lẫn nhau, doanh nghiệp nào không chống nổi sẽ bị sáp nhập. Như vậy, có những doanh nghiệp không muốn bán nhưng vẫn phải chấp nhận bán, từ bỏ hoạt động kinh doanh của mình.
Ở khía cạnh ngược lại, ông Hiếu cũng nhấn mạnh, có những doanh nghiệp sinh ra để bán doanh nghiệp. "Có nghĩa là họ thiết lập doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới kinh doanh, tạo khung khổ quản trị tốt, đánh bóng hình ảnh và tạo ra giá trị gia tăng so với vốn ban đầu. Khi có đối tác mua thì họ tiến hành bán, cái này ta gọi là kinh doanh M&A".
Tất nhiên cũng có những trường hợp không muốn kinh doanh nữa vì gặp khó khăn về thị trường, chính sách… song nói người Việt Nam chán kinh doanh thì không hẳn.
"Đa số các vụ M&A rơi vào lĩnh vực bán lẻ và bất động sản. Hai thị trường này nhiều tiềm năng nhưng còn thấp về trình độ phát triển. Điều này với các nhà đầu tư ngoại chính là cơ hội. Vì vậy, tỷ lệ nhà đầu tư ngoại chiếm phần lớn trong M&A không hẳn là do dân Việt Nam không muốn kinh doanh"
"Bên cạnh đó cũng cần thấy rằng, giữa M&A và đầu tư mới thì M&A có lợi thế là tận dụng được cái có sẵn, tránh được hệ thống giấy phép kinh doanh, đất đai, đầu tư phức tạp nên các doanh nghiệp ngoại ưa chuộng M&A hơn", TS Hiếu phân tích.
Góp thêm một góc nhìn, TS Nguyễn Anh Tuấn – Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư, nhận định: "Có những trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam và tham gia với tư cách đối tác chiến lược. Họ chỉ mua một phần cổ phần và tham gia điều hành để nâng cao năng lực cho doanh nghiệp. Như vậy người Việt không bỏ kinh doanh mà hợp tác cùng đối tác mạnh bên ngoài để cùng sở hữu, nâng cao hoạt động của doanh nghiệp".
Ông Tuấn cũng phân tích thêm rằng có những người chỉ chuyên đầu tư dự án – doanh nghiệp để bán lại cho nước ngoài và lấy tiền đó đầu tư sang dự án khác hiệu quả hơn. "Như Vingroup (HoSE: VIC), họ đầu tư Vincom và bán lại tòa nhà. Điều này không có nghĩa là họ từ bỏ bất động sản và trung tâm thương mại mà chỉ là bán lấy tiền để đầu tư dự án mới. Và thực sự họ đã đầu tư ở khắp mọi nơi. Tôi tin xu hướng này là phù hợp với xu hướng của toàn cầu", ông Tuấn nói.
Từ góc độ của một doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Bảo – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (HoSE: VCI) phân tích thêm rằng có 2 lý do giải thích cho việc nhà đầu tư ngoại đang dẫn dắt thị trường M&A Việt.
Thứ nhất là nhu cầu vốn của doanh nghiệp nội. Sau một giai đoạn phát triển, doanh nghiệp nội muốn mở rộng sản xuất thì phải huy động thêm vốn và thay đổi phương thức quản trị. Điều này là tất yếu nếu không muốn bị doanh nghiệp lớn hơn đè bẹp.
Hai là các doanh nghiệp nước ngoài chủ động tấn công các doanh nghiệp Việt. "Chúng ta đều biết thị trường Việt Nam còn rất tiềm năng. Và các doanh nghiệp ngoại đã nhận thấy rằng có không ít doanh nghiệp Việt sẽ là đối thủ tiềm năng của họ trong tương lai. Chính vì thế, họ tăng cường đầu tư, M&A để khống chế đối thủ và bảo vệ thị trường của chính họ", ông Bảo nhận xét.
Trả lời thêm cho vấn đề tại sao đa phần các doanh nghiệp ngoại tại Việt Nam đều đến từ châu Á mà không phải châu Âu, châu Mỹ, ông Nguyễn Quý Lâm – Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (OTC: VPBS) cho rằng vì quy mô của doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ so với mong muốn đầu tư của các doanh nghiệp EU, Mỹ. Thêm vào đó, những đòi hỏi của các doanh nghiệp này về mức độ minh bạch thông tin rất cao trong khi đây lại là điểm yếu của doanh nghiệp Việt.
"Các doanh nghiệp "gốc Á" lại có lợi thế tương đồng về văn hóa nên việc M&A trở nên dễ dàng hơn", ông Lâm nói. Quan điểm này cũng được TS Phan Đức Hiếu đồng tình khi cho rằng môi trường kinh doanh của Việt Nam là dành cho châu Á và hiện tại vẫn chưa đủ sức hấp dẫn với các doanh nghiệp Âu – Mỹ.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.