Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trước việc nhà cung cấp khí đốt Gazprom của Nga cắt giảm tới 60% nguồn khí đốt sang châu Âu và tạm dừng đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) trong 10 ngày, từ 11-21/7, để bảo trì, nhiều chuyên gia đã xem xét tới việc nguồn cung từ Moscow sang khu vực EU sẽ không được nối lại.
Việc này sẽ đẩy châu Âu vào một tình thế khó khăn, khi các quốc gia đã phải thấu chi để tìm các nguồn cung khác cho người dân mà vẫn khó đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.
Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, cũng đứng trước nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế nếu Nga không nối lại nguồn cung. Do đó, theo nhiều nguồn tin, Berlin đang làm hết sức để có thể xử lý cuộc khủng hoảng năng lượng có thể xảy ra.
Tháng trước, Đức đã khởi động giai đoạn 2 của kế hoạch khẩn cấp khí đốt bao gồm ba giai đoạn khi nước này chuẩn bị cho khả năng ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt từ Nga thông qua đường ống Nord Stream.
Người đứng đầu cơ quan mạng lưới liên bang Đức Bundesnetzagentur cho biết quốc gia này cũng quyết định chi 15,7 tỷ USD (15 tỷ EUR) để mua thêm khí đốt vào mùa hè này, mặc dù không chắc chắn số tiền này liệu đã đủ để giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu đạt được mức dự trữ khí đốt phù hợp.
Theo Giám đốc Cơ quan mạng lưới liên bang Đức (Bundesnetzagentur) Klaus Muller, nếu khí đốt của Nga đến Đức ngừng chảy sau khi kết thúc hai tuần bảo dưỡng định kỳ, quốc gia này sẽ chứng kiến tình trạng thiếu khí đốt trong suốt mùa thu, mùa đông và mùa xuân tới. Nếu Đức không muốn thiếu hụt khí đốt, nước này phải bắt đầu dự trữ ngay từ bây giờ.
Ông Muller nói thêm rằng số tiền mà chính phủ đặt ra cho việc mua khí đốt để lấp đầy kho dự trữ lên 80-90% vào mùa đông có thể không đủ do giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đang tăng.
Kể từ khi Nga giảm nguồn cung cho Đức và các nước tiêu thụ lớn khác ở châu Âu, các nhà cung cấp và người mua khí đốt ở Đức đã phải vật lộn với giá khí đốt tăng cao, gây gánh nặng nghiêm trọng cho tài chính của công ty.
Một trường hợp điển hình có thể kể tới là tập đoàn năng lượng khổng lồ Uniper của Đức, một trong những khách hàng lớn nhất của Gazprom của Nga, đã phải “cầu cứu” chính phủ về các biện pháp khả thi để ổn định tài chính trong bối cảnh lượng khí đốt của Nga cung cấp thấp và giá khí đốt tăng cao.
Do đó, ngoài việc chi ngân sách mua thêm khí đốt, chính phủ Đức cũng đang cân nhắc tới việc sửa đổi lại luật năng lượng, có thể được đưa ra thảo luận tại Quốc hội sớm nhất là trong tuần này, theo nguồn tin của Reuters.
Các sửa đổi này sẽ cho phép chính phủ Đức cứu trợ các công ty năng lượng bằng hình thức cổ phần hoặc đánh thuế người tiêu dùng và do đó làm giảm chi phí năng lượng tăng cao và giảm bớt gánh nặng cho các công ty năng lượng.
Đây không phải lần đầu chính phủ Đức phải ra mặt “cứu trợ” các đơn vị năng lượng trong nước. Nhiều tuần trước, chính quyền Berlin cũng cho một đơn vị cũ bị tịch thu của Gazprom, Gazprom Germania GmbH, vay hàng tỷ EUR và đặt dưới sự quản lý của các cơ quan năng lượng để đảm bảo an ninh nguồn cung.
Trong một diễn biến liên quan, Bloomberg đưa tin các ngân hàng ở Đức dự kiến sẽ trích thêm tiền để có thể giải quyết khả năng vỡ nợ tăng đột biến nếu Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên.
Xem thêm >> Đức tìm cách trả lại tuabin khí đốt cho ‘Dòng chảy phương Bắc’ của Nga
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.