'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thời gian qua, độ rộng của thị trường chứng khoán liên tục được cải thiện khi càng ngày càng có nhiều cổ phiếu vượt lên đường MA200 (đường MA200 phản ánh xu hướng dài hạn của thị trường) và đến những phiên đầu tháng 6 thì cả VN-Index và VN30-Index đều vượt lên đường MA200. Đây là tín hiệu tích cực trong dài hạn dù cho không phải không có khả năng các chỉ số này có lúc sẽ lại cắt xuống dưới đường MA200.
Nhưng trước khi những tín hiệu tích cực của thị trường chung trở nên rõ ràng như hiện tại, đã có một cổ phiếu ghi nhận màn “quay xe” ngoạn mục, đó là cổ phiếu ngành xây dựng mang tên CTD của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons. Tính đến hết ngày 22/6/2023, giá cổ phiếu CTD ở mức 67.700 đồng/cổ phiếu, gần gấp đôi mức giá hồi đầu năm.
Từng là cổ phiếu blue-chip nổi đình nổi đám với thị giá thuộc nhóm cao nhất sàn HoSE, thế nhưng những đấu đá nội bộ cùng sự xuống dốc không phanh của ngành xây dựng đã đẩy thị giá của CTD giảm sâu, có lúc xuống dưới 30.000 đồng/cổ phiếu. Với sự trở lại ngoạn mục trong nửa đầu năm 2023, CTD được giới đầu tư đánh giá là một cổ phiếu “turnaround” điển hình trong bối cảnh nền kinh tế đi vào vùng đáy tăng trưởng và thị trường chứng khoán dường như đã bước qua đáy và tạo nền đi lên.
Một số yếu tố giúp cổ phiếu CTD “turnaround” đã được giới phân tích chỉ ra. Đầu tiên phải kể đến các yếu tố liên quan đến nội tại doanh nghiệp. Cụ thể, về yếu tố dự phòng rủi ro, năm 2022, Coteccons đã đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ khó đòi. Cụ thể, dự phòng các khoản phải thu khó đòi của doanh nghiệp này trong năm vừa qua đã tăng từ 661 tỷ đồng lên 1.049 tỷ đồng. Động thái này gây “đau đớn” cho Coteccons trong năm 2022 và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, nhưng sang năm 2023 lại mở ra triển vọng giảm mức trích lập dự phòng, thậm chí hoàn nhập dự phòng, từ đó thúc đẩy lợi nhuận tăng vọt so với con số lãi ròng khiêm tốn 20 tỷ đồng của năm 2022.
Một yếu tố “turnaround” quan trọng khác là hoạt động quản trị của Coteccons dần ổn định sau thời gian “khủng hoảng” đấu thầu và nhân sự. Số lượng nhân sự tại doanh nghiệp này đã tăng 28% trong năm 2022, là dấu hiệu sớm cho thấy sự tái cân bằng sau khủng hoảng. Khả năng cạnh tranh đấu thầu cũng dần được tái khẳng định khi doanh thu năm 2022 vẫn tới từ các đối tác lớn và quen thuộc, đặc biệt là sự kiện Coteccons thắng thầu dự án LEGO 1 tỷ USD hồi cuối năm 2022.
Những yếu tố nội tại trên, cộng với nền tảng tài chính lành mạnh, vẫn chưa đủ để giá cổ phiếu CTD “quay xe” trong năm 2022, bởi bối cảnh thị trường chung là rất xấu với minh chứng là VN-Index xuống dưới 900 điểm trong tháng 11/2022. Đây cũng là thời điểm mà phần lớn cổ phiếu, trong đó có CTD, tạo đáy.
Hành trình đi lên của CTD được coi là điển hình vì cổ phiếu này không chỉ “turnaround” theo thị trường chung mà còn “turnaround” do các yếu tố nội tại đảo chiều, cộng hưởng với đó là việc thị trường bất động sản nói chung và ngành xây dựng nói riêng đã qua thời điểm khó khăn nhất.
Trong bối cảnh thị trường chung đã tạo đáy từ tháng 11/2022, việc xây dựng danh mục đầu tư cổ phiếu “turnaround” có thể là một lựa chọn đem đến tỷ suất sinh lời tốt cho nhà đầu tư trong trung và dài hạn.
Như đã chỉ ra trong trường hợp điển hình CTD, bên cạnh “turnaround” theo thị trường chung thì giá cổ phiếu cũng “turnaround” theo nhóm ngành và theo yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khuôn khổ xây dựng một danh mục đầu tư mang tính đại trà cao, việc lựa chọn cổ phiếu phù hợp trong các nhóm ngành đã qua đáy và có nhiều triển vọng phục hồi là hướng đi khả thi.
Đầu tiên có thể kể đến cổ phiếu bất động sản. Việc lãi suất huy động tiền gửi ngân hàng liên tục hạ nhiệt không chỉ kích hoạt dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu bất động sản nói riêng, mà còn mở ra triển vọng hạ nhiệt đáng kể lãi suất cho vay, từ đó kích hoạt nhu cầu mua bất động sản, qua đó tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp bất động sản.
Thêm vào đó, trong nửa cuối năm nay, dự kiến Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua, tạo cú hích ngắn hạn về tâm lý và dài hạn về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản.
Không chỉ vậy, việc CTD bật tăng mạnh mẽ có thể cũng là chỉ báo sớm cho sự đi lên của cổ phiếu bất động sản. Theo nghiên cứu về thị trường chứng khoán của John Murphy, “cây đại thụ” trong giới tài chính, cách tốt nhất để đo lường sức khỏe của ngành bất động sản là nghiên cứu cổ phiếu xây dựng nhà ở. Theo đó, việc cổ phiếu xây dựng đi xuống là tín hiệu cảnh báo sớm những rắc rối trong ngành bất động sản; và ngược lại, một xu hướng tăng mới của cổ phiếu xây dựng nhà ở có thể gửi đi thông điệp rằng ngành bất động sản đang trong những ngày tháng tốt dần lên.
Tất nhiên, đây là một chỉ báo mang nhiều tính tham khảo vì tại Việt Nam, số lượng cổ phiếu xây dựng nhà ở đạt các tiêu chí đại chúng như CTD rất ít; bởi các cổ phiếu nghiêng hẳn về xây dựng nhà ở như HTN, SCG lại chủ yếu hoạt động trong hệ sinh thái nội bộ, trong khi các cổ phiếu xây dựng nhà ở khác lại có thanh khoản rất kém nên diễn biến giá cổ phiếu không mang tính đại diện, còn HBC thì vướng đấu đá nội bộ.
Nhóm ngành đáng chú ý thứ hai cũng liên quan đến bất động sản là thép. Thời điểm tồi tệ nhất của các doanh nghiệp ngành thép đã qua một thời gian và hiện tại, khi thị trường bất động sản đã tạo đáy và đi lên, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép nhiều khả năng sẽ được cải thiện rõ rệt và giá cổ phiếu có thể “chạy” trước đó.
Một nhóm ngành đáng chú ý và còn nhiều tiềm năng “turnaround” là cổ phiếu dệt may. Theo ước tính của Fidelity, nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu phục hồi, trong khi các nền kinh tế châu Âu cũng đã đi vào vùng đáy. Đây là tín hiệu tích cực sớm cho các cổ phiếu dệt may bởi Trung Quốc và châu Âu là thị trường quan trọng.
Thế nhưng, cũng cần lưu ý rằng việc nền kinh tế Trung Quốc phục hồi có thể là “con dao hai lưỡi” với ngành dệt may Việt Nam, theo ví von của Công ty Chứng khoán VNDirect. Cụ thể, nền kinh tế Trung Quốc phục hồi sẽ hỗ trợ các mặt hàng xuất khẩu sang nước này như xơ, sợi. Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu sợi chính của Việt Nam, chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, việc mở cửa trở lại một số mặt hàng xuất khẩu ròng của Trung Quốc có thể giúp giảm chi phí đầu vào của các doanh nghiệp may mặc do 70% nguyên liệu vải của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc là nhà xuất khẩu dệt may lớn nhất tới Mỹ năm 2022 với 22,4% thị phần, xếp sau là Việt Nam với 14,87%. Do đó, các công ty may mặc có tỷ trọng xuất khẩu cao sang Mỹ như MSH, GIL, TCM, VGT sẽ gặp thách thức trong nửa cuối 2023.
“Chúng tôi thích các cổ phiếu ở thượng nguồn, có tiềm năng phục hồi sớm hơn vào năm 2023. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn STK. Lợi nhuận ròng của STK có khả năng tăng trở lại kể từ quý III/2023 nhờ nhu cầu phục hồi và khách hàng tăng hàng tồn kho để sản xuất cho vụ xuân 2024. Ngoài ra, nhà đầu tư nên quan tâm thêm đến ADS và TNG nhờ hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa và duy trì lượng đơn hàng ổn định từ các đối tác lâu năm”, chuyên gia của VNDirect khuyến nghị.
Tiềm năng “đảo chiều” của cổ phiếu bán lẻ cũng rất lớn. Mặc dù các doanh nghiệp bán lẻ đang ở trong thời kỳ khó khăn nhất do sức cầu thị trường yếu nhưng một khi nền kinh tế phát tín hiệu đi lên, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ rất nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt là các doanh nghiệp từng ghi nhận dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tốt như MWG (trong 6 năm gần nhất thì có tới 5 năm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của MWG dương, có năm dương cả chục nghìn tỷ đồng).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.