Đừng để nhà đầu tư thành 'con tin' của hệ thống truyền tải điện

Huyền Trang - 05/09/2023 11:35 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh nhiều dự án điện mặt trời, điện gió gặp khó, ngành điện thiếu hạ tầng truyền tải…, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhấn mạnh với Tạp chí Đầu tư Tài chính rằng nếu Quy hoạch Điện VIII được triển khai với các giải pháp được thực hiện đúng theo tinh thần của Quy hoạch, sẽ tháo gỡ được triệt để các vướng mắc liên quan đến an ninh năng lượng hiện nay.

VNF

- Ở bình diện chung, ngành điện đang chứng kiến nghịch lý, đó là chúng ta thiếu điện trầm trọng vào mùa khô nhưng hàng loạt dự án năng lượng tái tạo lại không thể hòa lưới điện quốc gia. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?

Có một số vấn đề trong câu chuyện này. Đầu tiên, tại sao cần bổ sung dồn dập các dự án năng lượng tái tạo vào quy hoạch? Có thể, do quy hoạch trước đó chưa đáp ứng được kỳ vọng, yêu cầu của thực tế, cũng đồng nghĩa là năng lực xây dựng quy hoạch trước đó chưa cao.

Tiếp đến, khi bổ sung lượng lớn dự án đi kèm với đó là công suất, cần đánh giá lại toàn bộ quy hoạch hiện có, thay vì làm theo nhu cầu của nhà đầu tư trong điều kiện Nhà nước đã đưa giá mua điện mặt trời, điện gió lên cao.

Quy hoạch của ngành điện là vấn đề không đơn giản và ảnh hưởng tới an ninh năng lượng quốc gia. Chỉ một tính toán nhầm lẫn, vấn đề an ninh năng lượng trong tương lai có thể rơi vào diện cảnh báo mà không thể khắc phục trong “một sớm, một chiều”. Quy hoạch điện, vì thế mà không thể làm theo đề xuất của nhà đầu tư bởi nhà đầu tư thấy lợi nhuận là lao vào, nhưng họ lại không thể tính toán vấn đề an ninh năng lượng quốc gia. Ví dụ như 10 dự án đầu thì lãi nhưng từ dự án thứ 11 trở đi là lỗ bởi quá tải công suất. Đây là vấn đề mà người làm quy hoạch phải tính toán cẩn thận.

Đặc biệt, với ngành điện, do tính chất phải có hệ thống truyền tải để tiêu thụ, nên phải tính toán rõ ràng trong Quy hoạch. Nếu cứ bổ sung nguồn mà hệ thống truyền tải không được bổ sung, hoặc không theo kịp tốc độ bổ sung nguồn, thì tự Nhà nước rơi vào thế bị động và đành phải đi giải quyết tình thế.

- Nhưng xét về tình thế hiện nay, việc thiếu điện hiện nay đang là nút thắt kìm hãm sự phát triển. Đây cũng không phải là vấn đề có thể cải thiện trong một sớm, một chiều. Vậy chúng ta nên làm gì, thưa ông?

Để giải bài toán thiếu điện, trước tiên phải biết nguyên nhân của thiếu điện là gì. Phải khẳng định nguyên nhân quan trọng nhất gây ra thiếu điện hiện nay là do hạn hán, nắng nóng dẫn đến nhu cầu điện tăng cao. Đây là yếu tố do thiên nhiên chứ không phải do con người.

Việc thiếu điện hiện nay có tính hệ thống, thiếu điện đã được cảnh báo nhưng lại không có hành động rõ ràng. Nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp cao nhất, câu chuyện sẽ rất khó giải quyết. Cần có cơ chế để nhà đầu tư nhìn thấy thiếu điện là cơ hội đầu tư, cơ hội phát triển thay vì nhìn nó như một nút thắt, kìm hãm sự phát triển.

Yếu tố quan trọng nhất trong giải bài toán thiếu điện chính là nếu tiếp tục để EVN lỗ như hiện nay, duy trì mức giá bán điện thấp hơn giá mua thì ngân sách phải bù lỗ. Phải sòng phẳng như vậy. Nếu không nhìn đúng bản chất, không sòng phẳng thì sẽ không giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, mọi quyết định lúc này không nằm trong thẩm quyền của EVN, nếu không muốn nói là đã vượt xa thẩm quyền và trách nhiệm của EVN.

- Các doanh nghiệp năng lượng tái tạo cho rằng, các khó khăn của họ phần nào xuất phát từ hệ thống truyền tải. Và để tháo gỡ khó khăn trong truyền tải, có ý kiến đề xuất nên thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân vào hạ tầng truyền tải, ông nghĩ sao?

Điện là hàng hóa đặc biệt, sản xuất ra thì phải truyền tải đến nơi tiêu thụ. Với tính chất của ngành điện, tôi cho rằng, đối với khâu truyền tải điện, Nhà nước nên độc quyền cả đầu tư và vận hành lưới truyền tải xương sống để đảm bảo tính liên tục, công bằng và an ninh năng lượng.

Tuy nhiên, trong điều kiện đầu tư của Nhà nước không thể bao quát được tất cả, mà tư nhân có điều kiện, thì cũng nên khuyến khích tư nhân bỏ tiền đầu tư truyền tải theo cách: Tư nhân đầu tư mạng lưới nhánh và Nhà nước có thể quản lý, trả phí cho tư nhân. Dù vậy, đối với từng trường hợp cụ thể, cần làm rõ đường dây mà doanh nghiệp đầu tư ảnh hưởng thế nào tới an toàn hệ thống điện quốc gia.

- Thời gian qua, một số dự án điện mặt trời, điện gió sau khi được bổ sung vào quy hoạch hoặc mới đi vào hoạt động đã bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài. Điều này đã và đang tạo nên những lo ngại tới an ninh năng lượng quốc gia. Ông đánh giá như thế nào về điều này, thưa ông?

Ở Việt Nam, việc doanh nghiệp chuyển nhượng vốn sau khi xin được dự án là được phép về mặt pháp luật. Về mặt thị trường, chuyển nhượng cũng là bình thường. Tuy nhiên, khi việc chuyển nhượng vốn diễn ra ở nhiều dự án hay thậm chí trở nên phổ biến thì lại là điều bất thường. Điều này cho thấy, cơ chế cấp phát dự án, bổ sung quy hoạch mang tính “xin - cho” đã tạo điều kiện cho cả những nhà đầu tư không đủ năng lực. Như vậy, rõ ràng phải xem lại cách bổ sung quy hoạch các dự án năng lượng tái tạo đã và đang làm.

Việc chuyển nhượng cho doanh nghiệp khác trong nước cũng cho thấy, nhà đầu tư ban đầu có thể chỉ là “cò” hoặc “chuyên chạy dự án”, còn nhà đầu tư muốn làm thật thì không có cơ hội tiếp cận những dự án năng lượng có hiệu quả về kinh tế nên phải mua lại. Vì vậy, phải tạo cơ hội công bằng cho các nhà đầu tư, để nhà đầu tư có năng lực thực sự, công nghệ vượt trội có quyền tiếp cận và được thực hiện dự án.

Về việc chuyển nhượng vốn/dự án cho nhà đầu tư nước ngoài, phải xác định rõ, chúng ta cần gì ở nhà đầu tư nước ngoài? Nếu là cần vốn thì phải chăng nhà đầu tư ban đầu không có năng lực tài chính, hay cơ chế không đủ thuận lợi để nhà đầu tư nội có thể vay được vốn? Cũng cần làm rõ, có phải trong nước có vốn, nhưng chính sách khó nên không huy động được, hay thực sự không có vốn?

Bên cạnh đó, cần làm rõ “nhà đầu tư nước ngoài” là ai? Liệu họ có mang công nghệ tốt đến không? Nếu đa số người mua đến từ một vài nước lớn hoặc có nhà đầu tư từ nước lớn đứng phía sau thì cần lưu tâm cả khía cạnh an ninh năng lượng để tránh bị ảnh hưởng, phụ thuộc trong lâu dài.

- Vậy Quy hoạch Điện VIII đã khắc phục được những bất cập nào hiện nay, thưa ông?

Phải chờ Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được công bố mới có thể đánh giá cụ thể được. Tuy nhiên, các nội dung của Quy hoạch điện VIII sẽ mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam, và đó là một không gian rất hấp dẫn.

Một trong những điểm nhấn để phát triển nhanh việc chuyển đổi và sử dụng năng lượng tái tạo, đó là Chính phủ ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển không giới hạn công suất điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là tại các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Đồng thời xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

Để chuyển đổi và sử dụng hiệu quả năng lượng tái tạo, Chính phủ tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo với việc hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng, bao gồm sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện; công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo, xây dựng, lắp đặt, dịch vụ liên quan, xây dựng hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo tại các khu vực có nhiều tiềm năng.

Chính phủ xác định phát triển điện lực theo nguyên tắc tối ưu tổng thể các yếu tố về nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, có lộ trình phù hợp đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và chuyển đổi mô hình kinh tế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia với chi phí thấp nhất. 

Có thể nói, phát triển điện lực theo nguyên tắc này phản ánh tầm nhìn bao quát của Chính phủ trên tất cả các lĩnh vực từ phát triển kinh tế tới bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên và môi trường.

Với chủ trương như trên, tất cả các vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng đã được tháo gỡ. Như vậy, vấn đề ở thời điểm hiện tại, chỉ trông chờ vào Kế hoạch triển khai Quy hoạch. Nếu như các giải pháp thực hiện quy hoạch được ban hành và thực thi đúng tinh thần của Quy hoạch Điện VIII đề ra thì các vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng sẽ được giải quyết triệt để.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Dừng giao dịch tài sản của cựu Chủ tịch Bình Thuận và 11 bị can liên quan

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị rà soát, cung cấp thông tin và tạm dừng giao dịch tài sản của 12 bị can vừa bị khởi tố liên quan đến dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Kỳ vọng lợi nhuận hàng nghìn tỷ, các công ty tài chính đã 'thoát đáy'?

Kỳ vọng lợi nhuận hàng nghìn tỷ, các công ty tài chính đã 'thoát đáy'?

(VNF) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng sẽ khởi sắc trở lại trong năm 2024, tạo đà cho các công ty tài chính bứt phá. Nhiều công ty tài chính như FE Credit, Mcredit hay EVNFinance cũng đã mạnh dạn đề ra mục tiêu tăng trưởng cao trong năm nay.

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Trung ương đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Xét theo nguyện vọng cá nhân, Trung ương đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung ương khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XV.

Năng lượng Ninh Thuận: Ba năm lỗ liên tiếp, lũy kế gần 370 tỷ đồng

Năng lượng Ninh Thuận: Ba năm lỗ liên tiếp, lũy kế gần 370 tỷ đồng

Công ty cổ phần Công nghiệp năng lượng Ninh Thuận mới công bố tình hình tài chính năm 2023. Lợi nhuận âm liên tiếp 3 năm, lãi trái phiếu kỳ 5 thanh toán chậm do chưa có nguồn.

Lãi lớn từ công ty liên kết, HHS hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong quý I

Lãi lớn từ công ty liên kết, HHS hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ trong quý I

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HoSE: HHS) báo lãi sau thuế tới 150 tỷ đồng trong quý I/2024, bằng 50% kế hoạch năm.

EverLand: Doanh thu quý I giảm 50% so với cùng kỳ

EverLand: Doanh thu quý I giảm 50% so với cùng kỳ

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn EverLand (HoSE: EVG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu thuần trong khi lợi nhuận có sự tăng trưởng đáng kể.

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu

Khởi tố Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Minh An bị khởi tố để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng".

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

TP.HCM: Đón gần 1 triệu du khách, thu 3.200 tỷ dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo Sở Du lịch TP. HCM, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có gần 1 triệu lượt người dân, du khách vui chơi, tham quan tại các điểm đến trên địa bàn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken vừa về nước, Mỹ giáng đòn lên loạt DN Trung Quốc

(VNF) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến thăm Bắc Kinh, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với hơn chục công ty ở Trung Quốc và Hồng Kông vì ủng hộ nỗ lực chiến sự của Nga ở Ukraine.

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.