'Đường băng' miền sông nước Cửu Long cất cánh

Ninh Dương - 28/01/2023 13:23 (GMT+7)

(VNF) - Hàng đoàn xe nườm nượp nối nhau trong ánh bình minh, trên những cây cầu hiện đại và tầm vóc từ Tiền Giang qua Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang… mang đến một xúc cảm mãnh liệt về kinh tế của vùng ĐBSCL rộng lớn đang thực sự cất cánh.

VNF
Ảnh: NSNA Ngô Thị Thu Ba

Ký ức bến phà đã xa

Bến phà Mỹ Lợi trên sông Vàm Cỏ từng tồn tại hơn 100 năm giờ chỉ còn trong ký ức. Cây cầu Mỹ Lợi kiêu hãnh nối hai bờ sông mênh mang giúp người dân Tiền Giang và Long An không còn phải chịu cảnh cách trở đò ngang. Anh Nguyễn Phú Hoàng, từng làm giám sát thi công dự án cầu Mỹ Lợi kể rằng, ngày thông xe, trong số hàng nghìn người dân chào đón có hai vợ chồng chủ một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cùng gia đình của 5 người con trai lên cầu chụp hình. Họ vui mừng đánh dấu cảnh cách trở đò ngang đã lùi vào dĩ vãng.

Về vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hôm nay, chuyện về những chuyến phà trăm tuổi chỉ còn là dĩ vãng, thay vào đó là những cây cầu hiện đại giúp kinh tế ĐBSCL có cơ hội phát triển. Ấy là cầu dây văng đầu tiên ở Việt Nam mang tên Mỹ Thuận nối hai bờ sông Tiền của tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long nằm trên quốc lộ 1A, cách TP. HCM 123km về phía Tây Nam. Là cầu Rạch Miễu nối liền thành phố Mỹ Tho với tỉnh Bến Tre, công trình tiêu biểu do Việt Nam tự đầu tư, thiết kế và thi công dài 8331 bao gồm cả đường dẫn nối 2 đầu cầu, chiều cao thông thuyền 37,5m cho phép tàu có tải trọng 10.000 tấn có thể đi qua.

Hay cây cầu Rạch Miễu đã hoàn thành trong niềm hân hoan của bà con “xứ dừa’ bởi khi chưa có cây cầu này, tỉnh Bến Tre như một bán đảo hoàn toàn biệt lập với các vùng lân cận khác. Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối liền quận Cái Răng của TP Cần Thơ với thị xã Bình Minh của tỉnh Vĩnh Long, là cầu dây văng có nhịp chính dài nhất khu vực Đông Nam Á và thứ 10 thế giới...

“Mấy chục năm lênh đênh trên sông Hậu, chẳng nhớ rõ đời mình gắn với bao lần sang sông, chỉ nhớ trước khi cầu được xây thì người dân chờ phà cực lắm, cả người lẫn xe, hàng hóa chen chúc dưới cái nắng rát. Cực vậy mà được lên phà là vui. Giờ có cầu, bà con tui thấy đây là cả một diễm phúc, nhờ vậy dân giàu, địa phương mạnh”, ông Năm Thanh, một tài công chạy phà mấy chục năm nay ở phà Mỹ Lợi giờ là chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải ở Cần Thơ chia sẻ.

Với cô Bùi Thị Tuyết, cán bộ ở huyện Châu Thành (Bến Tre) thì ký ức bến phà Rạch Miễu nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre là cả một thời khốn khó. “ Vã mồ hôi chen chúc nhau mua vé, đến bến kịp ngay chuyến phà thì mừng hết chỗ nói, còn mua vé xong mà phà tách bến thì tiếc ngẩn ngơ. Trễ một chuyến phà là trễ giờ đi làm, là học sinh trễ một buổi học, người làm kinh doanh mất một cơ hội, giờ có cầu, thì cuộc sống của bà con khấm khá lắm rồi, cô Tuyết nói.

Dòng chảy nông sản ĐBSCL khơi thông

Với hệ thống quốc lộ dài khoảng 2.688km, tăng 52% so với năm 2002, các tuyến cao tốc TP. HCM-Cần Thơ quy mô 4 làn xe; quốc lộ 1 từ TP.HCM đi Cần Thơ-Cà Mau; tuyến ven biển phía Đông kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ từ TP.HCM … đang dần hoàn thiện, nhiều bến, cảng biển, cầu đã được đầu tư xây mới đã giúp vùng ĐBSCL đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây của cả nước.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, giá trị gia tăng tổng sản phẩm ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL năm 2022 tăng khoảng 1,6%, chiếm 32,2% giá trị gia tăng tổng sản phẩm trên địa bàn toàn vùng và chiếm 31,3% giá trị gia tăng tổng sản phẩm toàn ngành nông nghiệp cả nước. ĐBSCL đứng đầu cả nước về sản lượng gạo, tôm nước lợ, cá tra và trái cây, với 24,5 triệu tấn thóc, chiếm 55,4% cả nước; 0,78 triệu tấn tôm, chiếm 83,5%; 1,47 triệu tấn cá tra, chiếm 98% và 4,3 triệu tấn trái cây, chiếm 60%.

Tại An Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho hay, kinh tế-xã hội tỉnh An Giang đã phục hồi và tăng trưởng tích cực, vượt xa chỉ tiêu đã đặt ra vào đầu năm, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục cải thiện, sản lượng lúa đạt gần 3,043 triệu tấn; tổng sản lượng thu hoạch các loại thủy sản đạt 363,7 ngàn tấn. Nhờ có giao thông hạ tầng thuận tiện hơn, tỉnh đã đón 6,7 triệu lượt khách tham quan, du lịch trong 10 tháng đầu năm 2022 (tăng 105% so cùng kỳ); kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 857,6 triệu USD (tăng 11,56% so cùng kỳ).

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cũng cho hay, Cần Thơ đã trở thành địa phương có mức xuất khẩu lương thực hàng đầu trong khu vực ĐBSCL, tốc độ phát triển tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 9 tháng năm 2022 tăng 17,57% so với cùng kỳ. Thành phố đã đón 4,3 triệu lượt khách, vượt 7% kế hoạch, tăng 111% so với cùng kỳ. Nhờ có sự chuyển biến cơ sở hạ tầng giao thông nên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, từng bước đưa Cần Thơ thành địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp cao của vùng ĐBSCL.

“Đường băng” mới cho miền Tây

Cầu Mỹ Lợi, cầu Cần Thơ, cầu Cổ Chiên, Hàm Luông, Rạch Miễu… mang tầm vóc thế kỷ, vắt ngang những khúc sông nơi vùng đất chín rồng đã thay thế sứ mệnh lịch sử của những chuyến phà tồn tại trăm năm để miền Tây khởi sắc. Dẫu vậy, “đường băng” mới cho miền Tây không chỉ có những cây cầu, đó còn là cả một hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ được đầu tư bài bản.

Trước thềm Hội nghị “Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030”, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng từng chia sẻ: “Không chỉ cá nhân tôi, mà ai ai cũng muốn ĐBSCL khoác lên mình diện mạo mới tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng. Và bây giờ chúng ta đã hội tụ đủ các điều kiện tạo nên những đột phá cho vùng”.

Bộ trưởng cho hay, trong giai đoạn 2021-2025, tổng số vốn ngân sách nhà nước dự kiến hỗ trợ cho các dự án trên địa bàn do địa phương quản lý dự kiến đạt khoảng 266.000 tỷ đồng, tăng 20% so với giai đoạn 2016-2020, trong đó nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương là khoảng 162.000 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách trung ương là khoảng 82.000 tỷ đồng, nguồn vốn nước ngoài (ODA) là 22.000 tỷ đồng. Tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2025 của vùng khoảng 388.000 tỷ đồng.

Còn theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy, với số vốn được bố trí như trên, ĐBSCL sẽ có điều kiện để hoàn thành một số công trình trọng điểm của vùng như: Thông các tuyến cao tốc, nâng cấp, cải tạo hệ thống cảng, sông, kênh để kết nối và hoàn thiện các hệ thống thủy lợi, các công trình trữ nước, chống xâm nhập mặn… Hiện tại, ngoài những cây cầu lớn đã thành hình và đưa vào sử dụng trong vòng 4 năm tới đây, 4 cầu gồm Rạch Miễu 2, Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền, cầu Đình Khao qua sông Cổ Chiên và cầu Đại Ngãi nối hai bờ sông Hậu đang và sắp được triển khai, sẽ thúc đẩy thế mạnh của vùng. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh. Và dù đã giảm gần 900 tỷ đồng kế hoạch doanh thu so với năm trước, mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng trong năm 2024 vẫn được xem là thách thức với CEO Group.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

Giảm vốn điều lệ ngân hàng được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ

(VNF) - Tại dự thảo thông tư mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

Fintech nắm dữ liệu tín dụng khách hàng, rủi ro lớn khi hacker tấn công

(VNF) Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước đã nhận thức được những rủi ro của mô hình chấm điểm tín dụng và đang trong quá trình hoàn thiện các quy định để đưa ra cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, nhằm cân bằng giữa việc khuyến khích đổi mới sáng tạo và bảo vệ người tiêu dùng cũng như ổn định thị trường.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.