'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cách đây gần 2 năm, Gỗ Trường Thành khi đó là một doanh nghiệp top đầu về gỗ xuất khẩu, bất ngờ công bố lỗ cả nghìn tỷ đồng do phát hiện có tới 980 tỷ đồng hàng tồn kho bị thiếu khi kiểm kê trong giá vốn hàng bán. Việc trích lập dự phòng với các khoản thu khó đòi và hàng tồn kho bị thiếu khiến công ty rơi vào thua lỗ nặng. Kết quả là sức khỏe tài chính của Gỗ Trường Thành bị ảnh hưởng trầm trọng vào năm 2016 khi các khoản nợ phải trả chiếm đến 96,32%; vốn chủ sở hữu do lỗ luỹ kế chỉ còn chiếm tỷ trọng 3,68% trên tổng nguồn vốn.
Biến cố này khiến gia đình ông Võ Trường Thành cũng mất quyền kiểm soát công ty sau hai thập kỷ chèo lái.
Tính đến cuối năm 2016, lỗ lũy kế của Gỗ Trường Thành đã lên tới con số 1.418 tỷ đồng, còn thiếu gần 30 tỷ đồng là chạm mức vốn điều lệ của công ty tại cùng thời điểm. Tình trạng này khiến cổ phiếu TTF có khả năng bị hủy niêm yết và bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đưa vào diện cảnh báo.
Giá cổ phiếu TTF từ mức "đỉnh" 43.600 đồng/cổ phiếu (18/7/2016) bỗng chốc "rơi tự do" về vùng giá 6.000 - 7.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí thời điểm, cổ phiếu TFF chỉ còn dao động quanh vùng giá 4.000 đồng/cổ phiếu.
Bước sang năm 2017, cổ phiếu TFF tiếp tục bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt (từ 24/4/2017) do LNST chưa phân phối, LNST thu nhập DN của công ty mẹ năm 2015, 2016 âm. Tuy nhiên, thời điểm này, Gỗ Trường Thành có sự chuyển giao quyền lực cho ông Mai Hữu Tín - đại diện cho Công ty Cổ phần Đầu tư U&I (U&I Investment Corporation). Công ty này đã mua hơn 20% vốn cổ phần của Gỗ Trường Thành và hiện là cổ đông lớn nhất.
Nhờ sự nỗ lực tái cơ cấu của lãnh đạo mới, đến nay năng lực tài chính của Gỗ Trường Thành đã được cải thiện đáng kể về mọi mặt, từ cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, đến khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận... Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2017 được công bố, doanh thu thuần trước và sau kiểm toán không thay đổi, đều ghi nhận ở con số 1.364 tỷ đồng, vượt kế hoạch được giao 7,62%.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Gỗ Trường Thành sau kiểm toán chỉ vỏn vẹn 2,3 tỷ đồng, được điều chỉnh khá mạnh từ mức 26,4 tỷ đồng trong báo cáo tự lập trước kiểm toán.
Theo báo cáo tài chính 2017 của TFF sau kiểm toán, có thể thấy được sự chuyển biến khá mạnh của "ông vua" ngành gỗ qua các chiến lược tái cơ cấu và lưu chuyển dòng tiền.
Chẳng hạn, TFF chủ động thu hồi các khoản đầu tư ngoài ngành, trước hết là toàn bộ rừng và dự án Bất động sản công ty Phú Hữu Gia bằng cách chuyển nhượng tổng cộng 8.268.000 cổ phần của Phú Hữu Gia (tương ứng 41,97% tổng vốn điều lệ), với giá chuyển nhượng không thấp hơn mệnh giá. Với thương vụ này, dự kiến TFF sẽ thu vào khoảng hơn 82,68 tỷ đồng. Hiện, TFF đã nhận được khoản tạm ứng 10% giá trị chuyển nhượng với tổng số tiền là 8,2 tỷ đồng.
Đặc biệt, cuối năm ngoái, TFF đã phát hành 70 triệu cổ phiếu với mức giá 10.000 đồng mỗi cổ phiếu, trong khi giá giao dịch của TTF trong vòng một năm qua chưa từng chạm ngưỡng đó. Việc phát hành thêm 70 triệu cổ phiếu giúp TFF tăng vốn điều lệ thêm 700 tỷ đồng, từ mức 1.446 tỷ lên 2.146 tỷ đồng. Nhờ đó khoảng cách giữa vốn điều lệ và lỗ lũy kế của TFF dần trở nên an toàn hơn, đồng thời giúp TFF nâng cao khả năng tự chủ về vốn, bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài tăng vốn điều lệ thêm 700 tỷ đồng, khoản nợ vay gần 1.100 tỷ đồng với Tân Liên Phát (Thành viên của Tập đoàn Vingroup) đã được chuyển thành khoản mua hàng trả trước. Với việc ghi nhận này, cấu trúc tài sản của TFF trở nên lành mạnh hơn. Chưa kể, với mức lãi suất các khoản vay vẫn được duy trì như cũ ở mức 6,5%/năm, năm 2017, chi phí lãi vay của TFF chỉ bằng một nửa so với năm 2016 dù vẫn là khoản chi phí hoạt động lớn nhất trong năm (130 tỷ đồng).
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.