Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo báo cáo nghiên cứu do Tổ chức Hợp tác phát triển Tây Ban Nha hỗ trợ Bộ Công Thương thực hiện năm 2015, bức xạ mặt trời của Việt Nam nằm trong dải vùng từ 3,36 – 5,23 kWh/m2/ngày (độ cách biệt lên tới 1,87).
Vì vậy, các dự án điện mặt trời nối lưới đang được phát triển tập trung tại một số địa phương có cường độ bức xạ lớn với quy mô lớn, tiến độ xây dựng đi vào vận hành nhanh, dẫn đến khả năng gây quá tải lưới điện cục bộ và ảnh hưởng đến an toàn cung cấp điện hệ thống.
Tổng công suất tại quy hoạch phát triển giai đoạn đến 2025 khoảng 12 GW, tập trung tại các tỉnh có bức xạ cao tại miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên. Theo đánh giá của EVN, tuy hạ tầng lưới điện 110 – 220 – 500 kV tại các khu vực này, mặc dù đã được đầu tư nâng cấp trong các năm qua, nhưng một số khu vực vẫn không đáp ứng được yêu cầu truyền tải thêm công suất từ các dự án điện mặt trời.
Tính toán của EVN cho hay lượng công suất các dự án gió, mặt trời có khả năng không phát được theo công suất trong các năm 2019 – 2020 tại một số khu vực là khá lớn, ảnh hưởng đến công tác vận hành an toàn của hệ thống cũng như hiệu quả đầu tư của các dự án.
Cụ thể, một số tỉnh gặp khó khăn trong vấn đề giải tỏa công suất như: Ninh Thuận (2020: 1.807 MW), Bình Thuận (2020: 1.100 MW), Khánh Hòa (2020: 470 MW), Phú Yên (2020: 500 MW), Gia Lai (2020: 82 MW, khả năng hấp thụ 80%), Đắc Lắc (2020: 810 MW; 2025: 2.210 MW).
Để giải quyết vấn đề này, tư vấn quốc tế đã đề xuất xây dựng Biểu giá FIT khác nhau theo vùng tiềm năng cường độ bức xạ (dựa trên kinh nghiệm đã áp dụng tại Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Trung Quốc).
Lý do chính của việc xây dựng Biểu giá FIT khác nhau là nhằm giảm các vấn đề tắc nghẽn mới, dễ dàng tích hợp lưới, tăng sự đồng thuận của cộng đồng, tránh những cạnh tranh quá mức về đất đai, cho phép các dự án ở những khu vực cường độ bức xạ thấp đạt được hiệu quả như các dự án ở khu vực có cường độ bức xạ cao.
Vì vậy dự thảo "Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam" đề xuất phân vùng cường độ bức xạ để tính toán giá FIT thành 4 vùng: vùng 1 (3,36 – 3,98 kWh/m2/ngày; bức xạ TB = 3,67), vùng 2 (3,99 – 4,61 kWh/m2/ngày; bức xạ TB = 4,3), vùng 3 (4,62 – 5,23 kWh/m2/ngày; bức xạ TB = 4,8);
Riêng vùng 4 (gồm 6 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai, Đắc Lắc) hiện đang quá tải về lưới điện vì vậy đề xuất áp dụng tính giá FIT với cường độ bức xạ khoảng 5,1 kWh/m2/ngày).
Từ đó, biểu giá điện mặt trời được đề xuất xác lập như sau: vùng 1 (giá điện mặt trời nối lưới là 2.281 đồng/kWh; giá điện mặt trời mặt đất là 2.102 đồng/kWh; giá điện mặt trời mái nhà là 2.486 đồng/kWh), vùng 2 (giá điện mặt trời nối lưới là 1.963 đồng/kWh; giá điện mặt trời mặt đất là 1.809 đồng/kWh; giá điện mặt trời mái nhà là 2.139 kWh);
Vùng 3 (giá điện mặt trời nối lưới là 1.758 đồng/kWh, giá điện mặt trời mặt đất là 1.620 đồng/kWh; giá điện mặt trời mái nhà là 1.916 đồng/kWh), vùng 4 (giá điện mặt trời nối lưới là 1.655 đồng/kWh; giá điện mặt trời mặt đất là 1.525 đồng/kWh; giá điện mặt trời mái nhà là 1.803 đồng/kWh).
Biểu giá FIT dựa trên chi phí sản xuất điện quy dẫn được tính toán dựa trên chi phí đầu tư (CAPEX), chi phí vận hành (OPEX), chi phí tài chính (FINEX). FIT phản ảnh chi phí sản xuất điện ước tính của một công nghệ năng lượng tái tạo nào đó dựa trên các giả thiết đầu vào chính. Những chi phí đầu vào này gồm: chi phí đầu tư (mô-đun, biến tần, dây điện…), chi phí vận hành (thay thế cấu kiện, bảo dưỡng…), chi phí tài chính (chi phí nợ, chi phí vốn, kì hạn trả nợ…). |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.