Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
EVN vừa có văn bản gửi Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về phương án và lộ trình thoái vốn tại EVNFinance. Theo đó, EVN cho biết sẽ chuyển nhượng toàn bộ 18,7 triệu cổ phần đang nắm giữ tại EVNFinance.
Với mức giá đề xuất của phía tư vấn là 12.200 đồng/cp, cao hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu EVNFinance tại thời điểm 31/12/2017 (12.149 đồng/cp), dự kiến giá trị mà EVN thu được sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng vốn là 228,750 tỷ đồng; giá trị thặng dư là 41,250 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí liên quan đến quá trình chuyển nhượng và các khoản thuế phải nộp theo quy định.
Phương thức thực hiện chuyển nhượng sẽ là EVN bán đấu giá công khai qua Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX); trường hợp bán đấu giá công khai không thành công hoặc hành công nhưng vẫn còn số lượng cổ phần cần bán để chuyển nhượng thì thực hiện chào bán cạnh tranh; trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện phương thức thoả thuận. Về lộ trình thoái vốn, EVN cho biết sẽ thực hiện trong năm 2018.
Được biết, EVN hiện đang nắm giữ hơn 18,7 triệu cổ phần, tương đương với 7,5% vốn điều lệ của EVNFinance.
Theo EVN, việc chuyển nhượng vốn của EVN tại EVNFinance được thực hiện theo kế hoạch sắp xếp, tái cơ cấu các đơn vị thành viên của EVN giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 14/6/2017 về phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020.
Về EVNFinance, công ty này hiện có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, là một trong số các công ty tài chính có quy mô vốn lớn nhất hiện nay.
Trong 3 năm từ 2015-2017, EVNFinance đều có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi và hàng năm đều thực hiện chia cổ tức lần lượt là 3%/năm (2015), 5% (2016) và 6% (2017)
Kết quả kinh doanh của Công ty tăng đều qua các năm, doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng nhưng ở mức chưa cao, cụ thể như năm 2016 là 211,4 tỷ đồng, năm 2017 chỉ đạt 211,8 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu được EVN cho biết là do việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao hơn so với năm trước (dự phòng rủi ro cho vay khách hàng và dự phòng trái phiếu đặc biệt VAMC). Hàng năm công ty đều thực hiện chia cổ tức và có xu hướng tăng dần qua các năm từ 3% năm 2015 lên 5% năm 2016 và 6% năm 2017.
Năm 2017, doanh thu của EVNFinance đạt 1.530 tỷ đồng, đạt 116,2% kế hoạch do ĐHĐCĐ 2017 đề ra. Lợi nhuận trước thuế đạt 211,8 tỷ đồng, đạt 105,6% kế hoạch đề ra; hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo thanh khoản, xử lý nợ xấu và thực hiện nghiêm túc các quy định của NHNN. Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2017, thực hiện quy định của Ngân hàng Nhà nước, EVNFinance đã trình NHNN chia cổ tức năm 2017 tỷ lệ là 6%.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, công ty tập trung thực hiện hoạt động kinh doanh theo kế hoạch năm 2018 để đẩy mạnh việc hoàn thành toàn bộ chỉ tiêu kinh doanh năm 2018. Kết quả: lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2018 của công ty là 102,6 tỷ đồng, đạt 44,5% so với kế hoạch; lợi nhuận sau thuế là 82,7 tỷ đồng, đạt75,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về giá trị cổ phiếu EVNFinance, giá trị sổ sách tại thời điểm 31/12/2017 theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017 là: 12.149 đồng/cp.
Giá tham chiếu bình quân của 30 ngày giao dịch liên tiếp tính từ ngày 27/8/2018 đến ngày 8/10/2018 là 8.773 đồng/cp.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.