'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, từ chiều tối 15/7/2017, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 2 năm 2017 (có tên quốc tế là Talas).
Hồi 07h ngày 16/7/2017, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Nam Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển các tỉnh Thanh Hóa – Hà Tĩnh khoảng 410km về phía đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 10-11.
Đến 1h00’ ngày 17/7, cơn bão số 2 đã đổ bộ vào khu vực đất liền các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, gây ảnh hưởng mất điện trên diện rộng.
Cũng theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, trong và sau bão số 2, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng ở vùng trũng có khả năng xảy ra tại nhiều tỉnh ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đặc biệt một số tỉnh như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ngập úng tại các khu đô thị, các thành phố lớn có nguy cơ xuất hiện như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An) và Hà Tĩnh.
Để chủ động với những diễn biến do bão số 2 (tên quốc tế Talas) có thể gây ra, ngày 16/7, Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã gửi Công điện yêu cầu lãnh đạo các đơn vị thành viên ứng trực và thực hiện các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN).
Theo đó, từ ngày 14/7, toàn Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về cơn bão số 2 năm 2017. Đối với Công ty Điện lực Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Nhà máy thủy điện Hố Hô – Công ty thủy điện Hồ Bốn (dự báo nằm ở khu vực bão hướng đến) từ ngày 16/7, phải bố trí ứng trực 24/24 giờ. Các đơn vị khác tổ chức phân công ứng trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN, xử lý kịp thời các tình huống, đảm bảo cung cấp điện, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng lao động của đơn vị, tài sản lưới điện, công trình và cho nhân dân.
Riêng với Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc, trong ngày 14/7/2017, Tổng công ty đã yêu cầu đơn vị phải khẩn trương có các biện pháp kiểm tra, gia cố, xử lý, khắc phục ngay sự cố sạt lở đất gây nguy cơ đổ cột tại vị trí cột số 01 ĐZ 173 E29.5 (220 kV Than Uyên) đi 172 E29.1 Phong Thổ, vị trí cột 147 ĐDK 110 kV lộ 173 E26.1 Bắc Kạn – 172 E6.6 Phú Lương để đảm bảo an toàn vận hành cho tuyến đường dây. Phối hợp với Ban QLDA lưới điện theo dõi và có các biện pháp xử lý sự cố vị trí cột số 34 đường dây không Phong Thổ - Than Uyên mạch 2 cấp điện cho TBA Phong Thổ E29.1.
Tổng công ty cũng đã cảnh báo các đơn vị: hiện nay, do miền Bắc đã xảy ra mưa lớn trong nhiều ngày làm nhiều khu vực miền núi đã xảy ra hiện tượng sạt lở đất làm đổ cột và gây mất an toàn đến các vị trí cột, vì vậy đối với các khu vực miền núi cần đề phòng mưa lũ, lũ ống, lũ quét sạt lở đất, ảnh hưởng đến lưới điện và các nhà máy thuỷ điện nhỏ; các Công ty thuỷ điện thực hiện kiểm tra lưu lượng nước về đập, hồ chứa, kênh máng, ống dẫn…, để đảm bảo an toàn trong công tác quản lý vận hành của các nhà máy. Chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin áp thấp nhiệt đới và cảnh báo mưa lũ để đảm bảo an toàn cho hồ đập, cũng như đảm bảo an toàn cho các khu vực hạ du khi tiến hành xả lũ.
Tổng Giám đốc EVNNPC cũng yêu cầu phải tạm hoãn các cuộc họp không cần thiết để tập trung ứng phó và xử lý với bão; hoàn lưu bão; trong mọi tình huống phải đảm bảo an toàn cho con người và khắc phục nhanh hậu quả, thiệt hại do thiên tai gây ra.
Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa là những địa phương nằm trong tâm bão số 2 nên trước khi bão vào mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng theo phương châm "4 tại chỗ". Trong đó, các công ty đã bố trí trực 24/24h tại tất cả các đơn vị trực thuộc; sẵn sàng các vật tư, thiết bị dự phòng, thông tin liên lạc... để xử lý nhanh nếu bão gây ra thiệt hại trên lưới điện...
Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, khi bão đổ bộ vào đất liền, lưới điện phân phối tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình bị ảnh hưởng với 116 lộ đường dây trung áp bị sự cố, toàn bộ lưới điện tỉnh Nghệ An bị sự cố.
Đến 09h00 ngày 17/7/2017, ngay sau khi tâm bão đi qua, các đơn vị điện lực trên địa bàn đã huy động mọi nguồn lực khắc phục được 53 lộ đường dây trung áp, riêng tỉnh Nghệ An đã khôi phục cấp điện cho TP Vinh. Hiện, Điện lực TP Vinh còn 4 lộ chưa khôi phục được do bị sự cố nghiêm trọng hơn. Dự kiến, đơn vị sẽ khắc phục xong trong ngày hôm nay.
Hiện tại còn 72 lộ đường dây trung áp chưa khắc phục được sự cố. Cụ thể, tại Thành Hóa, có 117/202 lộ đường dây trung áp bị sự cố chưa khắc phục được, còn 365/630 xã bị mất điện; Nghệ An bị sự cố toàn bộ 115/115 lộ đường dây trung áp gây mất điện cho khách hàng tại 298/299 xã; Hã Tĩnh cũng sự cố 30/46 lộ đường dây trung áp, ảnh hưởng đến tình hình cung cấp điện tại 160/262 xã.
Ông Nguyễn Văn Thao - Phó giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa cho hay, trước khi bão đổ bộ vào tỉnh, Công ty đã triển khai nhiều đoàn công tác do các lãnh đạo Công ty, trưởng các phòng kĩ thuật, an toàn trực tiếp xuống chỉ đạo ứng phó với cơn bão tại các điện lực ven biển như Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Hóa, Tĩnh Gia… Hiện nay, các Điện lực đang nỗ lực khắc phục sự cố trên địa bàn.
Công ty Điện lực Nghệ An đang huy động tổng lực trong toàn đơn vị khẩn trương khắc phục các sự cố lưới điện do mưa bão gây ra, khôi phục cấp điện trở lại cho khách hàng trong thời gian sớm nhất, đặc biệt là các phụ tải: bệnh viện, trạm bơm tiêu úng, thông tin liên lạc, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc cũng đã và đang triển khai nhiệm vụ ứng phó với bão số 2 xuống đến các chi nhánh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh. Mọi phương tiện, vật tư, nhân lực đã được tổ chức theo phương châm "4 tại chỗ". Với 3 đường dây 110kV đang bị sự cố do bão số 2 gây ra đêm ra, các chi nhánh đang cố gắng để có thể khắc phục trong ngày hôm nay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.