Financial Times: Tiền tệ Đông Nam Á vượt ‘bão thị trường’ tốt hơn các đồng tiền quốc tế
Quỳnh Anh -
21/07/2022 09:39 (GMT+7)
(VNF) - Các loại tiền tệ ở Nam và Đông Nam Á đang thể hiện sự vượt trội so với các đồng tiền của các quốc gia phát triển, đặc biệt khi nền kinh tế mở cửa trở lại và các ngân hàng trung ương bắt đầu thắt chặt tiền tệ, theo Financial Times.
Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có những hành động tích cực trong những tháng gần đây để tăng lãi suất nhằm giải quyết lạm phát dâng cao, việc này đã đẩy giá trị đồng USD lên cao hơn và đè nặng lên tỷ giá so với các loại tiền tệ của các thị trường đang phát triển và thị trường mới nổi.
Nhưng một số quốc gia Nam và Đông Nam Á thoát khỏi “guồng quay” của Fed, có nghĩa là tiền tệ của những nước này chỉ giảm trung bình khoảng 7% trong năm, theo tính toán của Financial Times dựa trên dữ liệu của Bloomberg, so với mức giảm trung bình hơn 11% của đồng EUR.
Ví dụ như đồng rupiah của Indonesia và SGD của Singapore, những loại tiền có hoạt động năng nổ hàng đầu trong khu vực, đã chứng kiến mức sụt giảm ít hơn một nửa so với đồng EUR trên tỷ giá đối hoái với USD.
Irene Cheung, chiến lược gia cấp cao về châu Á tại ANZ, cho biết tiền tệ của Singapore hoạt động tốt “đầu tiên là do lập trường chính sách rất tích cực của MAS và thứ hai là sự hồi sinh trong lĩnh vực du lịch và viễn thông”.
Bà Irene nói thêm rằng trong khi Singapore dễ bị tổn thương do giá năng lượng đã tăng mạnh hơn từ các nền kinh tế châu Âu, các quốc gia tập trung vào xuất khẩu trong khu vực bao gồm Indonesia và Malaysia thực sự được hưởng lợi từ giá hàng hóa cao hơn, khiến tiền tệ của các quốc gia này cũng ít bị ảnh hưởng hơn.
Bà Cheung cho biết: “Đồng rupiah của Indonesia có suy yếu nhưng không tệ như thời điểm bắt đầu đại dịch. Mặc dù ngân hàng trung ương Indonesia chưa tăng lãi suất trong năm nay, nhưng ngân hàng này vẫn có "thặng dư thương mại rất tốt" nhờ xuất khẩu các mặt hàng bao gồm khí đốt tự nhiên và dầu cọ”.
Khả năng phục hồi đối với tiền tệ của Indonesia và Malaysia cũng thúc đẩy bởi các dòng đầu tư trong năm nay. Dữ liệu từ JPMorgan về dòng chảy danh mục đầu tư không cư trú vào thị trường địa phương cho thấy lượng mua ròng lần lượt là 5,4 tỷ USD và 1,3 tỷ USD chứng khoán Indonesia và Malaysia.
Ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán phá giá khoảng 29 tỷ USD cổ phiếu và trái phiếu của Ấn Độ. Tuy nhiên, ngay cả đồng rupee của Ấn Độ, mà tuần trước gần đạt mức thấp kỷ lục 80 rupee/USD, cũng chỉ giảm khoảng 7%, chứ không "rơi tự do" tới 17% như đồng Yên.
Mansoor Mohi-uddin, nhà kinh tế trưởng tại Bank of Singapore, cho biết: “Vào năm 2013, rất nhiều đồng tiền phải đối mặt với taper tantrum (sự xáo trộn thị trường xảy ra sau khi Chủ tịch Fed khi đó là Ben Bernanke chỉ ra kế hoạch rút khỏi chương trình mua trái phiếu của ngân hàng trung ương, khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn), các gốc rễ cơ bản của những loại tiền này đã kém hơn”.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng trung ương đã nhanh chóng thắt chặt chính sách trước các động thái của Fed, kết hợp với thâm hụt tài khoản vãng lai, vốn khiến khu vực dễ bị tổn thương trong quá khứ, giờ đây đã không còn đáng lo ngại.
Điều này giúp các quốc gia tại khu vực này có “lá chắn” khi trao đổi đối hoái với các loại tiền tệ quốc tế. Chưa kể tới việc mở cửa kinh tế trở lại sau đại dịch cũng “tiếp thêm sức mạnh” cho các loại tiền tệ Đông Nam Á vượt qua cơn bão của thị trường. Do đó, tiền tệ trong khu vực hoạt động hiệu quả bất chấp những khác biệt đáng kể trong chính sách tiền tệ và tác động của giá hàng hóa tăng cao.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone