Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức tại Washington trong 45 năm qua của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chào đón lãnh đạo các quốc gia của khối tại Nhà Trắng bằng một bữa ăn thân mật, trước cuộc hội đàm tại Bộ Ngoại giao vào ngày thứ 2 của hội nghị, tức ngày 13/5.
Trong bữa ăn với lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á, Nhà Trắng đã công bố một loạt các sáng kiến trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng và an ninh hàng hải với tổng mức hỗ trợ lên tới 150 triệu USD cho khu vực này.
Cam kết tài chính mới bao gồm khoản đầu tư 40 triệu USD vào cơ sở hạ tầng nhằm giúp khử cacbon trong nguồn cung cấp điện của khu vực và 60 triệu USD cho an ninh hàng hải, cũng như khoảng 15 triệu USD tài trợ y tế để hỗ trợ phát hiện sớm Covid-19 và các đại dịch khác. Nguồn vốn bổ sung sẽ giúp các nước phát triển nền kinh tế kỹ thuật số và luật trí tuệ nhân tạo.
Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ triển khai một tàu tuần duyên đến khu vực để tăng cường hợp tác an ninh. Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins sẽ thành lập một học viện để đào tạo cho ba quan chức của mỗi quốc gia trong số 10 quốc gia ASEAN mỗi năm.
Gói hỗ trợ mới được đưa ra 7 tháng sau khi ông Biden hứa với các nhà lãnh đạo ASEAN rằng ông sẽ cung cấp khoản đầu tư lên tới 102 triệu USD cho các quốc gia ở Đông Nam Á.
Cam kết này cũng được đưa ra sau những lời chỉ trích từ các nước trong khu vực, bao gồm cả các đồng minh như Nhật Bản, rằng Mỹ đã không quan tâm đầy đủ đến Đông Nam Á, do khối này có mối quan hệ thương mại quan trọng với Trung Quốc hơn là với Mỹ, và cũng dễ bị tổn thương trước áp lực từ Bắc Kinh.
Một quan chức Mỹ cho biết: “Điều này phản ánh sự công nhận từ phía chính quyền rằng chúng tôi cần đẩy mạnh cuộc chơi của mình ở Đông Nam Á”.
Kể từ khi lên nắm quyền, chính quyền của ông Biden đã nỗ lực để phục hồi các liên minh ở châu Âu và châu Á nhằm thể hiện sự thống nhất khi đối mặt với Trung Quốc.
Nhưng những nỗ lực của ông ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dường như tập trung nhiều hơn vào Tokyo, Seoul và Canberra, cũng như thúc đẩy sự tham gia của Delhi thông qua nhóm Bộ Tứ (Quad), một nhóm an ninh bao gồm Nhật Bản và Australia.
“Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Mỹ-ASEAN là một tín hiệu cần thiết về cam kết của chính quyền Biden trong việc gắn kết Đông Nam Á, nhưng tôi kỳ vọng đây sẽ là cơ hội để ông Biden gặp gỡ các đối tác trong khu vực hơn là một diễn đàn để công bố các sáng kiến mới lớn”, Zack Cooper, một chuyên gia về Châu Á tại Viện Doanh nghiệp Mỹ cho biết.
Ông Zack nói thêm: “Tuy nhiên, các quốc gia trong khu vực sẽ tìm kiếm những dấu hiệu cụ thể về cam kết của Mỹ, đặc biệt là về thương mại và đầu tư”.
Các sáng kiến mới được đưa ra khi ông Biden cũng đang chuẩn bị công bố Khung kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF), dự kiến sẽ được công bố tại Tokyo trong tháng này, nhằm giải quyết các vấn đề như chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng và thương mại kỹ thuật số.
IPEF được xây dựng để cố gắng lấp đầy khoảng trống được tạo ra khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp ước thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương 12 quốc gia vào năm 2017.
Lisa Curtis, chuyên gia về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ, cho biết chính quyền đang cố gắng trấn an các quốc gia ở Đông Nam Á rằng họ đã cam kết với khu vực, đặc biệt là trước những lo ngại từ một số quốc gia rằng Washington đang tập trung quá nhiều vào nhóm Quad.
“Chính quyền Biden muốn chứng minh rằng họ đặt ASEAN ở vị trí cực kỳ quan trọng về mặt chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, muốn củng cố tổ chức và nâng cao vai trò của tổ chức cũng như chứng minh rằng nó quan trọng bất chấp những tiến bộ đã đạt được với Quad”, bà Curtis nói.
Các nhà quan sát ở Đông Nam Á hoan nghênh hội nghị thượng đỉnh ASEAN là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực của Mỹ nhằm thể hiện cam kết bền vững với khu vực.
Được biết, hội nghị thượng đỉnh của ASEAN năm nay có sự tham gia trực tiếp của 8 nhà lãnh đạo các quốc gia, bao gồm Brunei, Indonesia, Campuchia, Singapore, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Malaysia.
Riêng Philippines đang trong quá trình chuyển đổi lãnh đạo sau các cuộc thăm dò trong tuần này để chọn Tổng thống mới, nên Bộ trưởng Ngoại giao nước này sẽ thay mặt Tổng thống tham dự sự kiện. Ghế của lãnh đạo Myanmar cũng được bỏ trống do nước này hiện đang có xáo trộn chính trị.
Hôm nay, ngày 13/5, các lãnh đạo ASEAN sẽ tham gia hội đàm tại Bộ Ngoại giao Mỹ, đồng thời tổ chức các phiên thảo luận riêng về các đề tài kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hợp tác khác.
Xem thêm >> Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ gặp lãnh đạo Intel, Apple, Google trong chuyến thăm Mỹ
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.