Gặp rủi ro vì nhập nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc

An Hiền - 11/08/2022 07:44 (GMT+7)

Doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng khá tốt thế mạnh của các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu, song lại chưa tận dụng tốt cơ hội nhập khẩu từ EU.

VNF
Dệt may là một trong những ngành phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. Ảnh: AH

Bộ Công Thương cho biết từ năm 2017 đến nay, Trung Quốc luôn ở vị trí dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam trong tổng số thị trường nhập khẩu. Trong bảy tháng đầu năm nay, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 72,45 tỷ USD, tăng hơn 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng hóa nhập từ Trung Quốc chủ yếu là nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất như máy móc, thiết bị, điện tử và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; linh kiện, phụ tùng ô tô; phân bón các loại...

Có thời điểm không có nguyên liệu sản xuất

Từ nhiều năm nay các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp… thường xuyên kêu gọi phải gia tăng tỉ lệ nội địa hóa, chủ động nguồn nguyên vật liệu trong nước để giảm thiểu rủi ro. Thế nhưng thực tế, việc sản xuất, kinh doanh trong nước vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc.

Chính sự bất cập, hạn chế này đã gây ra không ít khó khăn cho các công ty Việt mà rõ nhất là trong hai năm đại dịch Covis-19 diễn biến phức tạp vừa qua. Có thời điểm hàng loạt công ty ngành dệt may, da giày, điện tử… của Việt Nam trong tình trạng gần như không đủ nguyên liệu để sản xuất do Trung Quốc áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt trong phòng chống dịch, dẫn đến nguồn cung bị đứt gãy.

Ông Vũ Văn Tuyến, Giám đốc Công ty Tuấn Nam VP (Hà Nội), chuyên nhập khẩu phụ tùng ô tô từ Trung Quốc, cho biết đã từng trải qua những thời điểm khó khăn chồng chất vì việc nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu từ Trung Quốc.

“Thông thường nhập khẩu một lô hàng mất khoảng 45 ngày thì trong thời gian dịch Covid-19 kéo dài đến ba, bốn tháng. Thời gian nhập hàng kéo dài đã gây thiệt hại rất lớn cho công ty. Tiền bị tồn đọng vì khi đặt hàng đã phải đặt trước 50% giá trị hợp đồng, trong khi đó phần lớn là tiền đi vay, phải tính lãi suất. Rồi hàng không về kịp, không có để giao cho khách, đối thủ đã nhảy vào giành mất thị phần” - ông Tuyến nói.

Chủ động nguyên liệu

Bộ Công Thương cho biết từ nay đến cuối năm, bộ sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các địa phương; tháo gỡ các nút thắt nhằm đẩy mạnh sản xuất, nhất là các nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát nhập khẩu và chủ động nguồn cung trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu.

Thấy được những hạn chế khi chỉ tập trung nhập hàng từ một thị trường, Công ty Tuấn Nam VP buộc phải mở rộng mạng lưới nhập khẩu sang Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan để bảo đảm nguồn cung hàng hóa luôn dồi dào, không bị đứt gãy trong các tình huống bất ngờ. Cùng với đó, công ty định hướng tự sản xuất phụ tùng để cung ứng cho thị trường, giảm bớt nhập khẩu.

Bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam, cũng cho hay đối với ngành nhựa, nguyên liệu nhập khẩu nhiều nhất từ Hàn Quốc, Thái Lan, các nước Trung Đông và Trung Quốc. Riêng nhựa bán thành phẩm thì Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam.

“Trong giai đoạn dịch Covid-19 căng thẳng, các công ty nhập nhựa bán thành phẩm từ Trung Quốc gặp khó khăn tương tự như nhiều ngành nghề khác, hàng về đứt quãng. Chính vì vậy, các công ty đang nỗ lực tìm các thị trường khác để bổ sung như Thái Lan, Malaysia…” - bà Mỹ cho hay.

Thị trường Trung Quốc vẫn còn là ẩn số

Đại diện một công ty ngành dệt may thừa nhận việc phụ thuộc vào vài thị trường gặp rất nhiều rủi ro nhưng Trung Quốc ở gần Việt Nam, chi phí logistics, vận chuyển hàng hóa rẻ hơn so với các thị trường khác. Tuy nhiên, nếu phụ thuộc quá nhiều vào vài thị trường thì các công ty Việt sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải đa dạng hóa nguồn cung. Chính phủ cần có chính sách tài khóa hoặc hỗ trợ tín dụng để nhà sản xuất, kinh doanh đa dạng hóa các thị trường tiếp cận. Thị trường Trung Quốc vẫn là ẩn số, chưa biết thế nào, trong khi đại dịch vẫn bùng phát ở một số nơi”.

Tiếp tục chia sẻ, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho hay từ sau đại dịch, trong các diễn đàn kinh tế thế giới, các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng cần phải xem xét lại một số hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là địa chính trị, địa kinh tế. Bối cảnh đặt ra phải xây dựng các chuỗi cung ứng khu vực, cụ thể là xây dựng những chuỗi cung ứng có quan hệ thương mại, chính trị chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó cần đẩy nhanh công nghiệp hỗ trợ, giảm thiểu tính gia công, lắp ráp để giảm phụ thuộc nhập khẩu.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam, cũng cho rằng VN đã tận dụng tốt thế mạnh của các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu, song lại chưa tận dụng tốt cơ hội nhập khẩu từ các thị trường này, đặc biệt là EU. “EU có những nguồn nguyên phụ liệu có giá trị cao để sản xuất các mặt hàng giày dép ở mức cao hơn; hay như việc nhập khẩu các thiết bị, công nghệ mới vì trong bối cảnh hiện nay cả thế giới đang hướng tới sản xuất bền vững và sử dụng công nghệ xanh, sạch” - bà Xuân nói.

Nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng nhiều

Bộ Công Thương cho biết năm 2017 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 58,23 tỷ USD, trong đó nhập siêu từ thị trường này 22,76 tỷ USD. Con số này của năm 2020 tăng lên mức 84,2 tỷ USD, chiếm 32% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Bước sang năm 2021, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 109,9 tỷ USD, chiếm 33,1% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới. Nhập siêu từ Trung Quốc có giá trị 53,9 tỷ USD.

Còn theo số liệu của Tổng cục Hải quan, sáu tháng đầu năm nay, nhập khâủmáy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 43 tỷ USD thì thị trường TQ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 12,5 tỷ USD.

Nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày đạt 14,71 tỷ USD, tăng 8,7% (tương ứng tăng 1,17 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 53%, với 7,76 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngân hàng HSBC mới đây lưu ý gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc khiến các công ty sản xuất Việt Nam gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động xuất khẩu trong tương lai.

Theo PLO
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.