GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 đạt trên 10.000 USD
HT -
05/01/2021 07:51 (GMT+7)
Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kết thúc năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt trên 10.000 USD.
Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, đến hết năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của IMF, kết thúc năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người phải đạt trên 10.000 USD.
Đây là minh chứng cho thấy Việt Nam đã vững bước trên con đường đổi mới, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Thực tế cho thấy, năm 2020, dưới tác động của Covid-19, nhiều nước trên thế giới đã rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi duy trì tăng trưởng dương (+2,91%), dịch bệnh được kiểm soát, bảo đảm an sinh xã hội.
Theo đánh giá của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, kết thúc năm 2020, Việt Nam đã đạt được “mục tiêu kép” trong phòng chống Covid-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế. Tạp chí The Economist tháng 8/2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8%/năm giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.
Bước sang năm 2021, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2021 được Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đặt mục tiêu quy mô GDP bình quân đầu người ở mức 3.700 USD - chỉ tiêu được xem là “rất dũng cảm và quyết liệt”. Như vậy, chỉ trong một năm, từ năm 2020-2021, việc xác định mục tiêu tăng từ 2.750 USD/người lên 3.700 USD/người.
(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.