Giá nhiều mặt hàng tăng mạnh, vì sao lạm phát Việt Nam ở mức thấp?

Anh Vũ - 10/10/2024 14:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính giúp Việt Nam kiểm soát thành công lạm phát trong 9 tháng qua là do sự hạ nhiệt của lạm phát thế giới đã tác động tới lạm phát của Việt Nam. Và áp lực từ nay tới cuối năm cũng không đáng lo ngại.

Xăng dầu hạ, lạm phát hạ theo

Tổng cục Thống kê vừa cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung Việt Nam kiểm soát khá thành công lạm phát trong 9 tháng qua.

Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng nguyên nhân chính đã giúp cho Việt Nam kiểm soát thành công lạm phát trong 9 tháng qua là sự hạ nhiệt của lạm phát thế giới đã tác động tới lạm phát của Việt Nam.

Xăng dầu hạ, lạm phát hạ theo.

Cụ thể, tỷ lệ lạm phát của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu tháng 9/2024 chỉ tăng 1,8%, thấp nhất trong ba năm rưỡi và dưới mức mục tiêu 2% của ECB. Trong tháng 8/2024, lạm phát của Mỹ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; Tây Ban Nha tăng 2,3%; Đức tăng 1,9%; Pháp tăng 1,8%. Tại châu Á, lạm phát tháng 8.2024 của Ấn Độ tăng 3,7%; Nhật Bản tăng 3%; Hàn Quốc tăng 2%.

Lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, CPI tháng 9/2024 tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước.

“Việc lạm phát thế giới hạ nhiệt đã giúp cho Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát, chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa bình quân 9 tháng đầu năm giảm 1,73% so với cùng kỳ năm trước”, bà Oanh nêu.

Đặc biệt, bà Oanh cho rằng phải kể đến mặt hàng xăng dầu, là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam, trong khi giá mặt hàng này lại phụ thuộc chủ yếu vào giá của thế giới. Do đó, giá dầu thế giới giảm làm cho chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước quý 3/2024 giảm 7,72% so với cùng kỳ năm trước đã tác động làm CPI chung giảm 0,28 điểm phần trăm.

Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Chính phủ đã có nhiều giải pháp như đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân; chú trọng tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong thời điểm thiên tai, bão lũ, kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ, cứu trợ người dân bị thiệt hại do bão lũ.

Ngoài ra, cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong tháng 9 đã làm cho tại một số nơi, một số thời điểm xuất hiện hiện tượng khan hiếm hàng hóa như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống… dẫn đến tăng giá cục bộ. Nhưng để bù đắp nguồn cung hàng hóa bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão số 3, các doanh nghiệp đã tăng cường nhập hàng từ phía nam, Đà Lạt nhằm giữ giá cả cơ bản ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; Thủ tướng kịp thời có các công điện chỉ đạo cung ứng hàng hóa...

Nhờ đó, hoạt động thương mại của các địa phương bị ảnh hưởng của bão đã sớm trở lại bình thường và giá cả hàng hóa có xu hướng trở về mức trước bão.

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp được Chính phủ tiếp tục thực hiện. Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả cũng góp phần kiểm soát lạm phát.

Lạm phát cuối năm sẽ không qúalo ngại

Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng từ năm 2024, CPI kiểm soát như mục tiêu đề ra do sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, cũng như sự vào cuộc nhanh chóng của các cơ quan chức năng, tránh các đợt tăng giá sốc vào một số thời điểm nhạy cảm.

Lạm phát từ nay tới cuối năm sẽ không qúa lo ngại.

Tuy nhiên, ông Thịnh cũng cho rằng lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm thấp nhưng vẫn còn ở mức tương đối cao, có thể tác động tới kinh tế Việt Nam thông qua nhập khẩu lạm phát.

Ngoài ra, những cú sốc về nguồn cung có thể làm tăng giá hàng hóa, đặc biệt là gián đoạn nguồn cung dầu, các nguyên liệu do xung đột chính trị có thể tác động dai dẳng đến thị trường toàn cầu. Giá năng lượng cao hơn sẽ chuyển sang giá tiêu dùng và làm kỳ vọng lạm phát tăng lên.

Thêm nữa, theo ông Thịnh, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công cũng sẽ đưa một lượng vốn lớn ra thị trường. Nhân tố này thúc đẩy việc tăng trưởng GDP nhưng cũng gây áp lực tăng lạm phát; việc tăng lương từ ngày 1/7/2024 cũng là nhân tố gây sức ép tăng cung tiền và tăng áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm 2024, dù không quá lớn.

Vì thế, ông Thịnh kỳ vọng nền kinh tế tăng trưởng đạt 6,3 - 7%, lạm phát ở mức 3,5 - 3,8%.

Về các yếu tố có thể tác động tới lạm phát từ nay tới cuối năm, ông Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng, Viện Kinh tế Tài chính - Học viện Tài chính cho rằng ngoài ẩn số từ các mặt hàng được điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường, áp lực lạm phát 6 tháng cuối năm 2024 không quá lo ngại.

Để kiềm chế lạm phát nửa cuối năm, đảm bảo thực hiện mục tiêu CPI bình quân từ mức 4 - 4,5% trong năm 2024, ông Độ cho rằng cần tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ lỏng, Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất thấp và mở rộng tín dụng có kiểm soát.

Bên cạnh đó, bình ổn thị trường vàng, thị trường ngoại hối và giá trị đồng tiền trong bối cảnh Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, đi ngược với xu hướng chính sách các nước trên thế giới. Đồng thời, chuẩn bị trước kịch bản ứng phó hiệu quả trước khả năng ngân hàng trung ương các nước lớn có chính sách hạ lãi suất.

Cùng với đó, thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng Nhà nước quản lý. Các bộ ngành nên chủ động đề xuất các phương án điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý, tránh dồn vào các tháng cuối năm 2024 (thời điểm chuẩn bị tết âm lịch 2025), hoặc dồn vào cùng một thời điểm để hạn chế tác động cộng hưởng, đồng thời giảm bớt áp lực cho công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát.

Lương tăng đẩy chỉ số lạm phát tiếp tục đi lên

Lương tăng đẩy chỉ số lạm phát tiếp tục đi lên

Thị trường
(VNF) - Tổng Cục Thống kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 7 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,36%. Bình quân 7 tháng năm 2024, CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước...
Cùng chuyên mục
Bão đổ bộ gây ngập, xe điện trở thành 'bom hẹn giờ'?

Bão đổ bộ gây ngập, xe điện trở thành 'bom hẹn giờ'?

(VNF) - Cảnh sát trưởng đội cứu hỏa bang Florida (Mỹ) cảnh báo rằng bão Milton có thể biến xe điện và các sản phẩm khác chứa pin lithium-ion thành "quả bom hẹn giờ".

Tiền dồn vào nhóm VN30: MSN tăng vọt, FPT vượt đỉnh

Tiền dồn vào nhóm VN30: MSN tăng vọt, FPT vượt đỉnh

(VNF) – Trong nội bộ nhóm VN30 có sự phân hoá khá rõ rệt, chỉ có một số mã vọt lên, tiêu biểu nhất là cổ phiếu FPT vượt đỉnh, đưa vốn hoá vượt 206.000 tỷ đồng.

'Cơ chế luồng xanh' cho đầu tư bán dẫn: Không cần thủ tục về xây dựng, môi trường?

'Cơ chế luồng xanh' cho đầu tư bán dẫn: Không cần thủ tục về xây dựng, môi trường?

(VNF) - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất, dự án tại khu công nghiệp được hưởng “cơ chế luồng xanh”, tức không phải thực hiện thủ tục về xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.

Vốn hoá Nvidia tăng vọt 400 tỷ USD trong 5 ngày

Vốn hoá Nvidia tăng vọt 400 tỷ USD trong 5 ngày

(VNF) - Nhu cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) tăng cao đã nâng giá cổ phiếu Nvidia thêm 4% vào ngày 8/10, kéo dài đợt tăng giá lên 14% trong 5 ngày giao dịch gần nhất và tiến sát mức cao kỷ lục.

Diện mạo cao tốc Bến Lức đoạn qua TP HCM sắp thông xe

Diện mạo cao tốc Bến Lức đoạn qua TP HCM sắp thông xe

Sau 10 năm xây dựng, đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành từ nút giao tuyến TP. HCM - Trung Lương đến quốc lộ 1 dài 4 km, hoàn thành 95% khối lượng, sẽ thông xe cuối năm.

Chủ tịch Đặng Thành Tâm chuyển nhượng bất thành 11% vốn Kinh Bắc

Chủ tịch Đặng Thành Tâm chuyển nhượng bất thành 11% vốn Kinh Bắc

(VNF) - Yếu tố thủ tục là nguyên nhân khiến ông Đặng Thành Tâm không thể chuyển nhượng cổ phiếu KBC cho bên liên quan.

Chủ tịch SSI: Giá nhà đắt đỏ, giới trẻ rất khó mua nếu không có thu nhập thụ động

Chủ tịch SSI: Giá nhà đắt đỏ, giới trẻ rất khó mua nếu không có thu nhập thụ động

(VNF) - Theo Chủ tịch SSI, với giá nhà đất đắt đỏ như hiện tại, giới trẻ nếu không tìm đến các kênh đầu tư để mong muốn có thu nhập thụ động thì với lương đi làm, khả năng có thể mua được nhà là rất nhỏ.

Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc chiến công nghệ cùng thua?

Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc chiến công nghệ cùng thua?

(VNF) - Sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc để thống trị lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử và các công nghệ khác trong tương lai được cho là sẽ tiếp tục gia tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây.

Taseco Land cùng Xây dựng và thiết bị Hà Nam làm khu đô thị 4.700 tỷ

Taseco Land cùng Xây dựng và thiết bị Hà Nam làm khu đô thị 4.700 tỷ

(VNF) - Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới phía Nam trung tâm hành chính thị xã Duy Tiên (DT-PK.01.21.1), tỉnh Hà Nam, quy mô hơn 4.764 tỷ đồng đã chính thức có chủ đầu tư.