Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
So với cuối ngày hôm qua, giá vàng đã giảm khoảng 300.000- 350.000 đồng/lượng. Chốt phiên giao dịch ngày 24/8, giá vàng SJC tại Hà Nội được doanh nghiệp niêm yết ở mức 55,2 triệu đồng/lượng (mua vào) - 56,5 triệu đồng/lượng (bán ra); giá vàng SJC tại TP. HCM chốt ở mức 55,45 triệu đồng/lượng (mua vào) - 56,55 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng thế giới đầu giờ chiều 25/8 ở mức 1.932,9 USD/ounce. So với đêm 24/8 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đã giảm khoảng 10 USD/ounce. So với thời điểm đầu năm 2020, giá vàng thế giới đã tăng khoảng 415 USD/ounce, tương đương 27%.
Hiện nay, vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá gần 55 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 1,3 triệu đồng/lượng so với giá trong nước.
Trong cơn bão giá vàng, thị trường vàng thế giới đang dần lộ rõ chân dung cường quốc mới về vàng. Đó là nước Nga. Tính đến ngày 13/8 vừa qua, dự trữ ngoại hối của Nga đã tăng lên 600 tỷ USD, cao hơn mức kỷ lục lịch sử được ghi nhận vào năm 2008. Các chuyên gia đã khen ngợi kỷ lục mới của Nga, đồng thời lưu ý rằng trong thời điểm giá dầu mỏ và khí đốt giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, Nga vẫn tiếp tục mua vàng và "thành công trong việc tăng dự trữ ngoại hối với giá thấp nhất".
Nga dự kiến sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành nhà sản xuất vàng hàng đầu thế giới vào năm 2029, đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 3,7% trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2029.
Báo cáo của Fitch Solutions cho biết khai thác vàng toàn cầu dự kiến sẽ tăng trở lại trong những năm tới do giá vàng tăng vọt và sáp nhập giữa các công ty khai thác mỏ lớn. Dự báo sản lượng vàng toàn cầu sẽ tăng từ 106 triệu ounce (3.000 tấn) vào năm 2020 lên 133 triệu ounce (3.770 tấn) vào năm 2029, tăng trưởng trung bình 2,5% hàng năm. Đây sẽ là một sự tăng tốc, bởi mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2016-2019 chỉ là 1,2%" - tờ Mining.com dẫn báo cáo cho biết.
Bất chấp đợt bùng phát 900 ca Covid-19 tại mỏ vàng Olympiada của Polyus Gold ở vùng Krasnoyarsk, phía đông Siberia - một trong mỏ vàng lớn nhất trên hành tinh, sản xuất gần 1,3892 triệu ounce vàng vào năm 2019 - hầu hết các mỏ vàng khác của Nga vẫn miễn nhiễm với virus và hoạt động bình thường.
Hiện tại, trong danh sách ba tỷ phú sở hữu nhiều vàng nhất thế giới có 2 ông trùm người Nga là Alexander Nesis và Suleiman Kerimov. Cụ thể, tài sản của tỷ phú Suleiman Kerimov, người kiểm soát khoảng 77% Polyus PJSC - công ty khai thác vàng lớn nhất của Nga, hiện trị giá 6,6 tỷ USD. Vị tỷ phú này đã bỏ túi thêm 1,6 tỷ USD trong năm nay khi cổ phiếu của công ty Polyus PJSC tăng gần gấp đôi.
Suleiman Kerimov là nhà sáng lập Công ty dầu khí Nafta Moskva và ông cũng đầu tư vào Tập đoàn dầu khí quốc gia Gazprom và Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga. Bên cạnh đó, ông còn là nghị sĩ của Hội đồng Liên bang Nga. Suleiman Kerimov cũng là ông chủ của câu lạc bộ bóng đá Anzhi Makhachkala.
Đối với tỷ phú người Nga Alexander Nesis, ông là người sở hữu Tập đoàn ICT, nắm trong tay 27% cổ phần của công ty Polymetal International. Tài sản của ông cũng tăng lên 3,7 tỷ USD.
Trong tương lai, giá vàng được dự báo có thể giảm tiếp trong ngắn hạn nhưng vẫn duy trì xu hướng tăng giá dài hạn. Theo một số nhà phân tích, sau một đợt tăng lịch sử kể từ đầu năm, vàng đã bước vào giai đoạn củng cố cần thiết. Đây được coi là một đợt điều chỉnh lành mạnh và nó sẽ giúp vàng duy trì xu hướng tăng trong dài hạn.
Nhiều nhà phân tích dự đoán vàng sẽ tăng lên tới 2.000 USD/ounce vào tháng 9/2020. Các công ty phân tích thị trường hàng đầu gồm Goldman Sachs, Citigroup và ngân hàng Mỹ dự đoán làn sóng giá vàng có thể còn tăng cao hơn nữa trong tình trạng lãi suất giảm và đồng USD hạ giá như hiện nay.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.