Vào công trường thi công 600 căn nhà ở xã hội tại Long Biên - Hà Nội
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.
Tại nhiều gói thầu, chi phí tăng lên hàng trăm tỷ đồng so với thời điểm ký hợp đồng. Thực tế này khiến nhà thầu nguy cơ thua lỗ, tiến độ dự án bị ảnh hưởng.
Ông Nguyễn Hữu Tới, Phó tổng giám đốc Vinaconex cho biết, thời điểm ký hợp đồng gói thầu số 4 dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết giá thép chỉ 11.531 đồng/kg. Tuy nhiên, đến nay, giá thép đã tăng gần gấp đôi, chúng tôi phải mua đến 20.438 đồng/kg.
Tương tự nhiều vật liệu khác cũng vậy. Chẳng hạn đất thời điểm ký hợp đồng chỉ 81.818 đồng/m3 thì hiện tại lên 157.600 đồng/m3.
“Còn nói riêng về giá dầu, những đợt tăng giá liên tục vừa qua càng khiến chúng tôi lao đao. Chênh lệch ở thời điểm ký hợp đồng và hiện nay đã lên tới hơn 47 tỷ đồng”, ông Tới chia sẻ.
Không chỉ dự án này, tại gói thầu số 3 đoạn Phan Thiết - Dầu Giây Vinaconex cũng đang đứng ngồi không yên vì giá xăng dầu, vật liệu leo thang.
Thời điểm ký hợp đồng, giá thép chỉ 12.121 đồng/kg, vật liệu đất 85.500 đồng/m3, cát 330.000 đồng/m3, nhựa đường 10 triệu đồng/tấn.
Tuy nhiên, hiện giá thép nhà thầu phải mua là 19.100 đồng/kg; đất 158.175 đồng/m3, cát 410.000 đồng/m3; nhựa đường 14,4 triệu đồng/tấn. Còn riêng chi phí nhiên liệu tăng so với thời điểm ký hợp đồng 137 tỷ đồng.
“Tại dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Vinaconex đảm nhận giá trị hợp đồng hơn 2.080 tỷ đồng, tổng chi phí biến động giá vật liệu xây dựng so với giá trị hợp đồng hiện đã khoảng 403 tỷ đồng.
Gói thầu số 3 đoạn Phan Thiết - Dầu Giây giá trị trúng thầu là 2.146 tỷ đồng, biến động giá hiện tại đã khiến chi phí chênh lệch so với hợp đồng 675 tỷ đồng”, ông Tới thông tin.
Đảm nhận thi công 12 cầu tại gói thầu XL01 dự án Phan Thiết - Dầu Giây với giá trị 244 tỷ đồng, lãnh đạo Công ty Liên hợp Xây dựng Vạn Cường cũng bày tỏ đang rất đau đầu khi tổng chi phí phải bù lỗ cho việc tăng giá nhiên, vật liệu tại gói thầu hiện lên tới gần 21 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại dự án Mai Sơn - QL45, đại diện Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường cho biết, giá đất đắp tại gói thầu số 10 cũng tăng chóng mặt, từ 79.600 đồng/m3 ở thời điểm bỏ thầu, hiện đã lên 140.000 - 150.000 đồng/m3.
“Xăng tăng, các đơn vị vận tải cũng đang tăng mạnh giá vận chuyển vật liệu. Ước tính, sự biến động giá cả hiện nay khiến giá thành thi công gói thầu tăng từ 13 - 15%”, vị đại diện này nói.
Tại dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, một lãnh đạo Công ty Cổ phần Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo cũng cho biết, giá vật liệu tăng đột biến so với hồ sơ dự án được phê duyệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ triển khai và hoàn thành dự án.
Chi phí phát sinh lớn, song, theo Phó tổng giám đốc Vinaconex Nguyễn Hữu Tới, việc công bố giá và chỉ số giá của địa phương hiện chưa sát với thực tế.
Đơn cử, dự án Phan Thiết - Dầu Giây, giá thép hiện là 19.100 đồng/kg nhưng giá công bố gần nhất của địa phương là 18.336 đồng/kg; giá mua vật liệu đất hiện nay là 158.175 đồng/m3 trong khi giá công bố gần nhất của địa phương là 105.000 đồng/m3; giá cát hiện 410.000 đồng/m3 nhưng giá công bố gần nhất địa phương là 390.000 đồng/m3.
Đại diện Ban quản lý dự án (QLDA) 6 cho biết, theo tính toán, trong thi công dự án, nhiên liệu thường chiếm từ 8 - 10% chi phí xây lắp gói thầu; vật liệu chính và vật tư thi công (sắt thép, cát, đá, xi măng, nhựa đường, bê tông, đất đắp...) chiếm khoảng 35 - 45% giá gói thầu.
Căn cứ tỷ trọng trên, tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá nhiên liệu tăng hơn 100%, giá thép tăng từ 20 - 60%; giá cát, đá, nhựa đường, xi măng cũng đồng loạt tăng khiến giá thành gói thầu đã tăng khoảng 12 - 30% (tính trung bình theo từng thời điểm).
Điều này không chỉ khiến nhà thầu thua lỗ mà ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công các gói thầu. Bởi hiện nay, hầu hết các chủ mỏ vật liệu, nhà cung cấp vật tư, vật liệu, cung cấp dịch vụ vận tải… đều yêu cầu nhà thầu thanh toán trước 100% các đơn hàng, giá nhiên vật liệu làm các nhà thầu thiếu hụt dòng tiền nghiêm trọng.
“Việc giá cả nhiên liệu tăng nhanh trong khi việc công bố giá và chỉ số giá của địa phương không bù đắp được càng gây khó khăn cho các nhà thầu, ban QLDA trong việc tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ ở giai đoạn nước rút”, đại diện ban QLDA chia sẻ.
Một lãnh đạo Ban QLDA Thăng Long cũng thừa nhận, việc giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng phi mã ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thi công của các nhà thầu.
Trước câu hỏi biến động thị trường vật liệu xây dựng hiện nay có ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư hai dự án thành phần Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết - Dầu Giây, lãnh đạo Ban QLDA Thăng Long khẳng định là chưa. Mặc dù vậy, chi phí dự phòng cho trượt giá vật liệu được xây dựng trước đó có thể sẽ phải điều chỉnh lại trước biên độ tăng quá lớn hiện nay.
Vị này thông tin, thời điểm xây dựng, dự phòng chi phí cho điều chỉnh giá của các gói thầu dự án Phan Thiết - Dầu Giây được lập khoảng 5 - 7% giá trị xây lắp và 4 - 6% giá trị xây lắp tại dự án Mai Sơn - QL45.
Chi phí này được xây dựng trên cơ sở công bố chỉ số giá xây dựng của từng địa phương và lâu nay vẫn phù hợp bởi tỷ lệ trượt giá vật liệu thông thường chỉ từ 4 - 5%.
Tuy nhiên, hiện tại chi phí dự phòng trượt giá có nguy cơ không đủ bù đắp, phải cân đối lại từ chi phí dự phòng của cả dự án (bao gồm chi phí dự phòng điều chỉnh giá và chi phí dự phòng cho khối lượng thi công phát sinh).
Đại diện Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng Công trình giao thông (Cục QLXD&CLCTGT), Bộ GTVT cho biết, các hợp đồng xây lắp của dự án là hợp đồng điều chỉnh giá theo hệ số.
Về lý thuyết, các khó khăn của nhà thầu thi công do việc giá vật liệu tăng cao sẽ được giải quyết thông qua việc tính toán, thanh toán chi phí điều chỉnh giá.
Tuy nhiên, thực tế, việc tính toán, thanh toán chi phí điều chỉnh giá không tháo gỡ được khó khăn cho các nhà thầu. Ngoài việc chỉ số giá không được các địa phương công bố kịp thời còn do chỉ số giá được công bố chưa phù hợp với biến động giá thực tế.
Ví dụ như giá xi măng, thép thực tế tăng trên 50% so với giá thời điểm đấu thầu, tuy nhiên theo công bố của địa phương, chỉ số giá thép khoảng từ 15 - 50%, chỉ số giá xi măng biến động đều ở mức 11 - 13%.
Trước thực trạng hiện nay, sau khi thực hiện khảo sát theo chỉ đạo của Bộ GTVT, nhiều giải pháp đã được các ban QLDA đưa ra như: kiến nghị Sở Xây dựng các tỉnh công bố giá vật liệu và chỉ số giá xây dựng kịp thời, phù hợp với giá thị trường; kiến nghị Bộ GTVT phối hợp cùng Bộ Xây dựng xem xét áp dụng quy định về nội dung xây dựng chỉ số giá riêng cho các gói thầu tại các dự án cao tốc...
“Bộ GTVT đang tổng hợp báo cáo của chủ đầu tư, ban QLDA để nắm bắt tình hình và tiếp tục có văn bản báo cáo Chính phủ, kịp thời tháo gỡ khó khăn”, đại diện Cục QLXD&CLCTGT nói.
Vật liệu đất đắp dần được tháo “nút thắt” Theo ghi nhận, đến nay vấn đề vật liệu đất đắp thi công tại các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đang dần được tháo gỡ Tại dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, ông Đặng Tiến Thắng, Phó giám đốc Ban điều hành dự án cho biết, hiện đang thiếu khoảng 2,3 triệu m3 (Ninh Thuận 2 triệu m3 và Bình Thuận 0,3 triệu m3). Hiện một số đã được chấp thuận bổ sung, sớm khai thác. Tại dự án Nha Trang - Cam Lâm, nguồn đất đắp sẽ cơ bản được tháo gỡ vào cuối tháng 3, chậm nhất là tháng 4. Tại dự án Mai Sơn - QL45, hồ sơ xin cấp phép bổ sung mở rộng phạm vi khai thác đất tại mỏ Đồi Giàng (khoảng 8,8ha) để giải quyết 0,7 triệu m3 đất đắp nền đường còn thiếu cũng đã được trình lên cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình. Dự kiến, thủ tục cấp phép mở rộng mỏ sẽ được hoàn thành trong tháng 3. Tại dự án cao tốc đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, gói thầu XL04 đang thiếu khoảng 1,7 triệu m3. Nhà thầu đang trông chờ để khai thác mỏ sông Khiêng và hai mỏ khác. Các thủ tục đã xong, dự kiến được cấp phép trước ngày 25/3. |
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.