Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại cuộc làm việc mới đây với Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2), ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã lưu ý doanh nghiệp này phải tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn nhà nước tại Tổng công ty, đẩy mạnh tái cơ cấu cổ phần hóa doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh cũng đề nghị Vinafood 2 làm việc với các ngân hàng về hạn mức tín dụng, vay phù hợp; xây dựng chi tiết kế hoạch vay vốn và trả nợ với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của tổng công ty nhằm đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; khẩn trương tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2020, trong đó sớm thống nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020.
Về công tác quản trị doanh nghiệp, Phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh giao nhiệm vụ cho Vinafood 2 tăng cường quản trị doanh nghiệp theo các văn bản của Ủy ban chỉ đạo về công tác tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp; Rà soát, đánh giá, báo cáo Ủy ban về mô hình quản lý, quản trị, điều hành, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bảo toàn phát triển vốn nhà nước tại tổng công ty.
Cuộc làm việc này diễn ra trong bối cảnh Vinafood 2 vẫn đang gặp khó khăn về tài chính, hoạt động kinh doanh thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Dù đã thực hiện theo mô hình doanh nghiệp cổ phần hóa từ ngày 9/10/2018, nhưng Nhà nước vẫn đang nắm giữ 51,43% vốn điều lệ tại doanh nghiệp này.
Tình hình của Vinafood 2 cũng giống như nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn nhà nước đã được Chính phủ “điểm mặt” là hoạt động kém hiệu quả.
Báo cáo mới nhất của Chính phủ gửi Quốc hội cho thấy vẫn còn có một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu như: Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (âm vốn chủ sở hữu 48 tỷ đồng); Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (âm vốn chủ sở hữu 505 tỷ đồng); TCT Sông Hồng (âm vốn chủ sở hữu 666 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam (âm vốn chủ sở hữu 99 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đà Nẵng (âm vốn chủ sở hữu 40 tỷ đồng)...
Một số doanh nghiệp liên doanh hoạt động kém hiệu quả, bị âm vốn chủ sở hữu như: Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh VN - Đài truyền hình VN (âm vốn chủ sở hữu 2.962 tỷ đồng); Công ty liên doanh Hải Thành - Hải Phòng (âm vốn chủ sở hữu 153 tỷ đồng)...
Chưa có sự thay đổi về mô hình quản trị là một trong số các lý do khiến nhiều doanh nghiệp hậu cổ phần hóa vẫn bấp bênh, không phát huy được vai trò của các nhà đầu tư đã “rót” tiền vào doanh nghiệp.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, việc đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng cho nền kinh tế năm 2021 trước bối cảnh dịch Covid – 19 tác động mạnh.
“Tôi nghĩ trao quyền cho các doanh nghiệp cổ phần hóa cơ chế để tư nhân có quyền mạnh hơn trong quản trị. Tức là dù nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối thì vẫn thay đổi được cơ chế quản trị, để doanh nghiệp cổ phần thực sự là doanh nghiệp do tư nhân điều hành, phát triển. Đây là điều cần thiết để tạo được động năng phát triển trong tương lai”, ông Đinh Tuấn Minh chia sẻ.
Nhấn mạnh việc “để tư nhân điều hành”, “nhà nước không tham gia điều hành”, ông Đinh Tuấn Minh dẫn chứng: Ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, có thời điểm một loạt tập đoàn tư nhân được Nhà nước “cứu trợ”, nếu xét về mặt cổ phần, Nhà nước nắm đa số cổ phần. Thế nhưng nhà nước không tham gia điều hành mà để cho tư nhân điều hành.
Ngay cả Quỹ đầu tư nhà nước Temasek của Singapore, dù vốn nhà nước nắm phần lớn nhưng quyền điều hành vẫn hoàn toàn do các cổ đông nhỏ, tư nhân trong doanh nghiệp đó kiểm soát. Nhà nước chỉ đóng vai trò giới thiệu người nắm giữ vị trí, còn việc lựa chọn hay không hoàn toàn do cổ đông tư nhân, thay vì nhà nước cử người điều hành.
“Đó là thực tiễn cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể điều chỉnh mô hình quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa theo hướng đó, tức tăng quyền điều hành cho nhà đầu tư tư nhân”, ông Đinh Tuấn Minh chia sẻ.
Chuyên gia kinh tế TS Cấn Văn lực cho rằng: Chắc chắn chúng ta cũng phải kiến nghị để quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải minh bạch hơn, công khai hơn, hiệu quả hơn. Chúng tôi kiến nghị áp dụng chuẩn mực của OECD về quản trị công ty đối với doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân theo hướng trước và sau cổ phần hóa doanh nghiệp đều phải áp dụng. Tôi hy vọng đó là động lực quan trọng để thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cổ phần hóa thời gian tới.
Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, sửa đổi bổ sung Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 theo hướng tách bạch giữa những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế hoặc lĩnh vực công ích mà Nhà nước cần nắm quyền chi phối với những lĩnh vực nên huy động vốn đầu tư từ xã hội; xác định tỷ lệ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ở mức hợp lý nhằm thu hút nhà đầu tư bên ngoài để thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp một cách thực chất…. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình triển khai, thực hiện và sẽ hoàn thành để trình Chính phủ ban hành trong năm 2020.
Để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp sau cổ phần hóa, Chính phủ đề ra giải pháp: Phân định rõ việc quản lý vốn tại doanh nghiệp và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng tiến hành thuê, tuyển Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trên 50% vốn nhà nước. Cơ quan đại diện phần vốn nhà nước đóng vai trò định hướng phát triển cho doanh nghiệp, giám sát các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng quy định của pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý nếu thấy doanh nghiệp phát sinh sai phạm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.