'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Câu chuyện nhiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa vẫn hoạt động kém hiệu quả như Vinafood 2, Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng hay Licogi đã đặt ra vấn đề phải thay đổi cách thức quản trị để những doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn.
Bởi, cổ phần hóa kiểu “bình mới rượu cũ”, cách thức quản trị vẫn theo lề lối cũ sẽ không thể cải thiện tình hình của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đang đối mặt với bộn bề khó khăn.
Chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh phân tích: theo quy định hiện hành, những doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, dù bán ít hay nhiều vốn nhà nước thì vẫn được coi là cổ phần hóa.
Theo Luật Doanh nghiệp vừa sửa đổi, nếu nhà nước chiếm trên 51% vốn thì doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn là doanh nghiệp nhà nước. Khi vẫn là doanh nghiệp nhà nước, họ phải quản trị theo kiểu doanh nghiệp nhà nước. Với trường hợp này, TS Vũ Đình Ánh cho rằng “không hy vọng gì về thay đổi cách thức quản trị cả”.
Song, TS Vũ Đình Ánh cũng lưu ý rằng trong thực tế của không ít doanh nghiệp, công ty cổ phần, khối ngoài nhà nước nắm giữ chỉ một tỷ trọng nhỏ trong đó họ vẫn có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ điển hình nhất là khu vực ngân hàng, pháp luật quy định cá nhân chỉ nắm tối đa 5% vốn. Như vậy, có cá nhân chỉ nắm 5% hoặc dưới 5% thì họ vẫn có khả năng chi phối thông qua cách thức quản trị công ty. “Cho nên không nhất thiết tỷ trọng cứ phải áp đảo họ mới chi phối được. Điều này phụ thuộc vào từng doanh nghiệp và khả năng của nhà đầu tư”.
Theo TS Vũ Đình Ánh, vấn đề quan trọng không phải tỷ trọng nắm giữ vốn bao nhiêu, mà phải tìm ra một cơ chế để giúp đại bộ phận doanh nghiệp hay doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa thay đổi được cách thức quản trị. Trong bối cảnh khả năng quản trị của doanh nghiệp nhà nước không có gì thay đổi, thì kỳ vọng sự thay đổi phải ở sự tham gia của khu vực tư nhân.
Thực tế cho thấy, những người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa có nhiều vai trò trong việc thúc đẩy quản trị, thậm chí không ít người đại diện không đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhiều vấn đề vẫn phải xin ý kiến của cơ quan chủ quản, hay Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều này xảy ra ở cả doanh nghiệp có vốn nhà nước nắm cổ phần chi phối lẫn doanh nghiệp mà nhà nước không còn nắm cổ phần chi phối. Trong khi đó, không phát huy được vai trò, kinh nghiệm quản trị của những nhà đầu tư tư nhân, nhà đầu tư chiến lược có mặt trong hội đồng quản trị.
Đi sâu đánh giá về sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động ở các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, một nhà phân tích tài chính doanh nghiệp cho rằng: nhà nước đáng lẽ thuê một bộ máy quản lý và kinh doanh số vốn của mình như các cổ đông bên ngoài bầu ra hội đồng quản trị. Thực tế nhà nước lại đặt ra bộ máy quản lý, giám sát và tham gia vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp, thông qua nhân sự hội đồng quản trị. Các nhà đầu tư khi tiếp cận với doanh nghiệp có vốn nhà nước luôn vấp phải một thực tế là doanh nghiệp luôn có những vấn đề phải xin ý kiến cổ đông nhà nước. Trong khi đó Đại hội đồng cổ đông lại là cơ quan quyết định cao nhất theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Vì thế, theo nhà phân tích tài chính này, các doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện cổ phần hóa vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Các cơ quan đại diện chủ sở hữu không phải là các cổ đông thực thụ nên phải đặt ra các hành lang pháp lý và can thiệp vào các hoạt động điều hành của doanh nghiệp một cách không tương thích với vai trò của các cổ đông khác trong công ty.
Vị này cho rằng: nếu nhà nước vẫn xác định quá trình cổ phần hóa là tất yếu thì đối với doanh nghiệp mà nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối thì chỉ quản lý doanh nghiệp bằng mục tiêu và lựa chọn đúng nhân sự thực hiện được mục tiêu ấy. Nếu vẫn duy trì hình thức quản lý bằng cách can thiệp vào quá trình ra quyết định và hoạt động điều hành doanh nghiệp thì chỉ riêng tình trạng sợ trách nhiệm của các cơ quan quản lý cũng đã đủ là một lực cản quá lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh: "Lâu nay tôi vẫn nói khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, nếu đó là những doanh nghiệp đang ăn nên làm ra thì có bán một ít vốn nhà nước vẫn có nhiều người sẵn sàng mua. Bởi họ thấy được hưởng lợi từ việc mua cổ phần ấy, đó là điều bình thường. Tuy nhiên với nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, điều khu vực tư nhân cần khi mua vốn là họ phải được tham gia vào quản trị doanh nghiệp, đưa ra chiến lược cho doanh nghiệp phát triển. Còn nếu bán vốn nhà nước nhưng nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối thì việc bán vốn này không có nhiều ý nghĩa".
Thậm chí, theo ông Trần Đình Thiên, việc này chỉ làm cho quản trị khó hơn, sử dụng vốn kém hiệu quả hơn.
“Muốn khu vực ngoài nhà nước tham gia được vào quản trị doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải nắm giữ được đa số cổ phần. Khi cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước, để có thể thay đổi cấu trúc quản trị, hiệu quả sử dụng vốn tăng lên thì phải bán vốn để tư nhân chiếm đa số. Về nguyên tắc, những lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ thì nên bán hết", TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.