Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới

Ths. Trần Anh Thắng - 18/06/2022 19:09 (GMT+7)

(VNF) - Tiếp nối những thành tựu đạt được về xuất khẩu năm 2021, trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 152,81 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.

VNF
5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 152,81 tỷ USD

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 40,25 tỷ USD, tăng 20,8%, chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 112,56 tỷ USD, tăng 14,8% chiếm 73,7%. Trong đó có 28 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 85,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số này 6 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD chiếm 62,3%.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2022, theo Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 46,7 tỷ USD. Việt Nam xuất siêu sang EU ước đạt 13,4 tỷ USD, tăng 43,6% so với cùng kỳ năm trước.

Để đạt kể quả nêu trên phải kể đến việc chuyển hướng phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP đã có tác động tích cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành công nghiệp.

Cùng với đó các doanh nghiệp đã nỗ lực biến thách thức thành cơ hội, khả năng chống chịu của các doanh nghiệp và sự chuyển mình cho phù hợp với các điều kiện mới. Một yếu tố quan trọng phải kể đến là 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết, đặt biệt là các FTA thế hệ mới như: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Vương quốc Anh - Việt Nam (UKVFTA) và mới đây là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 đã có ảnh hưởng rất lớn tới việc xuất khẩu của Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), các FTA thế hệ mới như: EVFTA, CPTPP… đã hỗ trợ ngành chế biến gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu ra nhiều thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các mặt hàng các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia không có hiệp định. Kết quả là các mặt hàng nội thất bằng gỗ xuất khẩu đều tăng mạnh.

Còn theo bà Nguyễn Hà, chuyên gia thị trường cá ngừ của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý I/2022 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã đạt hơn 259 triệu USD, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi bùng phát đại dịch Covid-19. Đây cũng là kết quả xuất khẩu các ngừ cao nhất so với cùng kỳ trong 5 năm qua.

Tuy nhiên xuất khẩu Việt Nam còn gặp các hạn chế như các doanh nghiệp xuất khẩu chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giá cả, tính cạnh tranh của giá cả còn thấp. Phần lớn việc định giá là dựa vào giá cả của đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa thật sự chủ động trong việc nghiên cứu nhu cầu thị trường để hoạch định chiến lược giá; thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu, chi phí nguyên vật liệu cao, năng suất lao động thấp do đó chi phí kinh doanh cao nên lợi nhuận thấp, doanh nghiệp không có nguồn lực để phát triển.

Đa số doanh nghiệp Việt Nam còn chưa đáp ứng được các quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định về chất lượng. Hầu hết các doanh nghiệp đều tự mình thực hiện tất cả các khâu trong quá trình xuất, nhập khẩu, điều này sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian và nhiều lúc gặp khó khăn từ phía đối tác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chưa xây dựng được thương hiệu mạnh vì chưa có chính sách xây dựng thương hiệu, chi phí để quảng cáo, quảng bá thương hiệu cao.

Nhiều doanh nghiệp hiện cũng thiếu hiểu biết về pháp luật, thông lệ quốc tế, thiếu thông tin và không tích cực tìm hiểu những quy định của các nước nhập khẩu hay những quy định của tổ chức thương mại thế giới. Chính sự thiếu hiểu biết này mà gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, làm hạn chế khả năng kinh doanh của doanh nghiệp như việc doanh nghiệp nước ta từng bị kiện bán phá giá cá tra, cá basa, tôm (do các doanh nghiệp Mỹ kiện), giầy da (do các doanh nghiệp EU khởi kiện), nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc bị Thái Lan chiếm dụng nhãn hiệu.

Để đẩy mạnh công tác xuất khẩu của Việt Nam, ngày 19/4/2022, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 với mục tiêu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quan 6%-7%/năm trong thời kỳ 2021-2030.

Chiến lược đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quan 8%-9%/năm; giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng bình quân 5%-6%/năm. Đối với năm 2022, theo chuyên gia kinh tế - tiến sĩ Cấn Văn Lực, xuất khẩu năm 2022 sẽ đạt 372-380 tỷ USD, tăng 13%-15% dự báo dựa vào các yếu tố như dịch bệnh dự báo sẽ được kiểm soát tốt hơn, cùng với việc các FTA thế hệ mới có hiệu lực, tiếp tục mở ra nhiều cơ hội cho thương mại, đầu tư và du lịch của Việt Nam.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu trong năm 2022 cần có các giải pháp cụ thể, về phía nhà nước là cần tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu phù hợp với diễn biến tình hình trong và ngoài nước. Cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu cần gắn với phát triển kinh tế chung của cả nước, thúc đẩy phát triển xuất nhập khẩu bền vững.

Nhà nước cần đưa ra các chính sách và các giải pháp cho các mặt hàng chiến lược, chú trọng bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp nắm chắc các quy định để tận dụng các cơ hội, khắc phục những hạn chế, thách thức, khai thác, phát huy tối đa lợi thế của các FTA; cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp về những cơ hội thị trường, phương hướng chung và hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh, đủ sức hội nhập với khu vực và thế giới; có chính sách ưu đãi vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, như tiếp cận với nguồn vốn vay dễ dàng hơn với mức lãi suất ưu đãi; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu (sở hữu trí tuệ) và giảm chi phí, giá thành thông qua phát triển hạ tầng cơ sở và logistics.

Về phía doanh nghiệp, cần đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị; công nghệ sản xuất, quy trình phương thức quản trị doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường các mối liên kết giữa các khâu sản xuất - vận chuyển - chế biến - tiêu thụ; giữa các doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối; áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường xuất khẩu gốm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường.

Các doanh nghiệp cũng cần tăng cường công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp xuất khẩu. Các cơ quan có chức năng kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cần tăng cường năng lực kiểm tra kiểm nghiệm để có thể phát hiện sớm những doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các chế tài phù hợp với pháp luật để ngăn chặn những doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động xuất khẩu những mặt hàng có nguy cơ vi phạm cao.
 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

Vi phạm xây dựng, Công ty BNB Hà Nội bị Thanh Hoá xử phạt

(VNF) - Công ty TNHH BNB Hà Nội xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định tại công trình xây thô và hoàn thiện mặt ngoài 257 lô (đợt 1), tại dự án Khu dân cư Đông Nam đô thị Đông Phát.

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

Bất chấp loạt đòn giáng, kinh tế Nga tăng trưởng 5,4%

(VNF) - Theo báo cáo sơ bộ của Cơ quan thống kê nhà nước Nga Rosstat, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong quý I đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

Cấp sổ đỏ mẫu mới, người dân phải đồng loạt đổi giấy chứng nhận nhà đất?

(VNF) - Đối với những mẫu sổ đỏ, sổ hồng đã được cấp trước ngày 1/1/2025 vẫn có giá trị pháp lý thì không phải cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới. Trường hợp có nhu cầu thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

Trực thăng chở Tổng thống Iran rơi, mất tích nhiều giờ chưa tìm thấy

(VNF) - Một chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và một số quan chức nước này đã bị rơi ở khu vực phía bắc đất nước ngày 19/5, theo hãng thông tấn nhà nước IRNA. Sau nhiều giờ tìm kiếm, giới chức cho biết họ vẫn chưa đến được địa điểm máy bay rơi, dù đã xác định được vị trí chính xác.

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

Tái khởi động Công viên phần mềm nghìn tỷ tại Đà Nẵng

(VNF) - Dự án khu công viên phần mềm số 2 ở Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, đang được cơ quan chức năng hoàn thiện các thủ tục để tái khởi động sau hơn 1 năm tạm dừng vì vướng pháp lý.

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

Ứng xử với tài sản số: Không thể lẩn tránh mãi

(VNF) - Không riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đang lúng túng trong việc xây dựng khung pháp lý với tiền số, tài sản số. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, xây dựng khung pháp lý cho tài sản số tại Việt Nam là vấn đề “không thể lẩn tránh mãi” và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố được – mất.

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

Khai mạc kỳ họp Quốc hội: Bầu Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước

(VNF) - Dự kiến cuối giờ sáng 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự và sẽ hoàn thành vào sáng 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó sẽ bầu Chủ tịch nước theo quy định.

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.