Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đây là tốc độ tăng nhanh nhất trong nhóm 12 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ năm 2018. Đứng sau Việt Nam là Hàn Quốc với tốc độ tăng 18,4%.
Theo phân tích của Bloomberg, nếu hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ vẫn giữ vững đà tăng trưởng này trong cả năm, Việt Nam có thể trở thành nhà xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 7 của Mỹ, bỏ xa Ý, Pháp, Anh và Ấn Độ.
Theo đó, tổng giá trị xuất khẩu đến Mỹ của Việt Nam có thể đạt 69 tỷ USD. Năm ngoái, Việt Nam đứng vị trí thứ 12 với giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ hơn 49,2 tỷ USD.
Cũng theo Bloomberg, Việt Nam đã trở thành ngôi sao về xuất khẩu trong khu vực khi "các bộ máy xuất khẩu chủ lực" bị tổn thương vì cuộc chiến thương mại và chu kỳ tăng trưởng đang vào giai đoạn chậm lại.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đều chứng kiến sự sụt giảm xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trong tháng 4, trong khi Việt Nam tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Bloomberg, Việt Nam được hưởng lợi từ việc các doanh nghiệp dịch chuyển chuỗi cung ứng để đối phó với các biện pháp tăng thuế của Mỹ vào hàng hóa Trung Quốc. Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam cũng được đánh giá tốt vì lao động giá rẻ và cải thiện môi trường kinh doanh bên cạnh tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Tuy nhiên, Cục Thống kê Mỹ dự đoán Trung Quốc vẫn giữ vị trí nhà xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ hết năm nay dù xuất khẩu giảm trong quý I. Giá trị hàng hóa xuất khẩu tới Mỹ của Trung Quốc có thể đạt sắp tới vào khoảng 464 tỷ USD.
Đứng vị trí thứ 2 là Mexico với tốc độ tăng 5,4% trong quý I và dự kiến đạt tổng giá trị 365 tỷ USD cả năm 2019. Ở vị trí thứ 3 là Canada với tổng giá trị hàng hóa ước tính khoảng 307 tỷ USD.
Trước đó, phát biểu với giới báo chí tại Nhà Trắng ngày 14/5, Tổng thống Trump cho biết kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ hiện ở mức 600 tỷ USD, so với nước này nhập khẩu của Mỹ chỉ hơn 100 tỷ USD giá trị hàng hóa.
Theo người đứng đầu Nhà Trắng, "thời kỳ phải mua hàng hóa của Trung Quốc sẽ không còn nữa" và nếu "họ không muốn trả thuế", Mỹ có thể mua hàng hóa từ một nước không bị áp thuế, như Việt Nam và nhiều nước khác.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang leo thang sau các cuộc đàm phán khó khăn vừa qua tại Washington mà không đạt được thỏa thuận. Mỹ đã tăng thuế từ 10% lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, còn Trung Quốc tăng thuế đối với danh mục hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD.
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) ngày 13/5 đã công bố danh sách số hàng hóa Trung Quốc trị giá khoảng 300 tỷ USD có thể bị đánh thuế 25% theo lời đe dọa trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Reuters, danh sách này bao gồm 3.805 loại hàng hóa "chưa nằm trong danh sách đánh thuế" ở các vòng trước, từ sữa, quần áo trẻ em, đồ chơi, điện thoại, laptop đến nhôm, thép.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu việc áp thuế lên 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc được thực thi thì đây sẽ là cơ hội cho nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước có thế mạnh trong các lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp...
Trước đó, một số tờ báo tại châu Á cho rằng những hàng rào thuế quan do ông Trump dựng lên không có lợi cho Mỹ, cũng chẳng có lợi cho Trung Quốc nhưng có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia mới nổi, trong đó có Việt Nam.
Xem thêm >> Sếp HSBC: Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.