Giám đốc chạy Grab… mưu sinh trong mùa dịch

Thái Bình - 18/06/2021 07:53 (GMT+7)

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã khiến nhiều người phải chuyển nghề mưu sinh, cầm cự. Họ làm đủ nghề để duy trì cuộc sống, thậm chí có người mới đây còn làm giám đốc, nay chấp nhận chạy Grab kiếm thêm thu nhập.

VNF
Người lao động vất vả mưu sinh để vượt qua đại dịch

22h đêm, anh Nguyễn Văn Cường (quê Thái Bình) vẫn cố nhận thêm một chuyến khách đặt xe Grab từ khu đô thị Thanh Hà đến Cầu Giấy rồi mới về nhà. 

“Dịch bệnh khó khăn chung, công ty dừng hoạt động, không có nguồn thu nên tôi đành chấp nhận mưu sinh bằng nghề tay trái này. Nếu dịch tiếp tục kéo dài thêm, chắc chắn công ty tôi phá sản”, anh Cường tâm sự.

Anh Cường là giám đốc một công ty tư nhân cung cấp, lắp đặt thiết bị giám sát, camera, mạng internet… với khoảng gần chục lao động.

Thời điểm đông khách, có nhiều đơn hàng, anh mượn thêm lao động thời vụ. Doanh thu mỗi tháng giai đoạn không có dịch của công ty dao động từ 100 - 200 triệu đồng, đủ chi phí trả lương cho nhân viên.

Từ khi có dịch Covid-19, khó khăn bủa vây khiến công ty của anh Cường phải đóng cửa.

“Nhân viên ký hợp đồng tôi vẫn trả mức lương cơ bản nhưng cũng chỉ được tháng đầu, sau đó cũng phải chia sẻ thật với anh em để họ thông cảm. Mọi người hiểu, chia sẻ khó khăn nên cũng chấp thuận nghỉ việc không lương”.

Anh Cường có chiếc ô tô hàng ngày phục vụ công việc, chở hàng, đưa vợ con mỗi lần về quê… Thời gian nghỉ dịch, anh “trưng dụng” làm nghề tay trái: chạy Grab để thêm thắt đồng ra đồng vào.

“Xác định chạy để có thêm thu nhập, vượt qua dịch bệnh nên tôi không xác định phải kiếm được bao nhiêu tiền mỗi ngày. Tuy nhiên, nó cũng giúp vợ chồng tôi đỡ đi rất nhiều khó khăn. Ban đầu, vợ còn lo tôi giữ thể diện vì dù gì cũng đang là 'giám đốc'. Nhưng tôi nghĩ, công việc chân chính thì không có nghề gì là xấu cả. Mình cầm cự để tồn tại vượt qua dịch bệnh, đến khi ổn định sẽ nỗ lực hơn, cũng sẽ có thành quả”, anh Cường tin tưởng.

Nhiều bạn bè của anh Cường - những giám đốc của các công ty tư nhân quy mô nhỏ, hầu hết đều ở tình trạng tương tự. Thời gian nghỉ việc kéo dài, “lương khô” của các công ty đã dần cạn kiệt.

Vợ đi buôn rau chợ đầu mối, chồng chạy xe ôm

Những người có phương tiện (ô tô) như anh Cường chuyển nghề chạy Grab, dù sao cũng có thu nhập cao hơn so với một số người mất việc.

Dịch vụ Grab, ship hàng trong những ngày Hà Nội "bán mang về" nở rộ chưa từng thấy

Chị Nguyễn Thị Hoa (quê Hải Dương) là công nhân một công ty ở quận Cầu Giấy. Từ đầu mùa dịch, chị gửi con về quê nhờ ông bà chăm giúp. Ở lại thành phố, vợ chồng chị tần tảo chuyển nghề mưu sinh.

“Tôi tranh thủ từ tờ mờ sáng về các vùng cung cấp rau củ ven đô như Mê Linh, Đông Anh… để mua về giao cho quầy bán lẻ dưới chân các tòa chung cư… Công việc vất vả, tôi túc tắc mỗi ngày kiếm được 100 - 200 ngàn đồng, phần nào chi trả cho các chi phí thuê nhà, điện nước...”.

Chồng chị Hoa, anh Nguyễn Khắc Bẩy là công nhân phu hồ theo mùa vụ. Thời gian gần đây, anh Bẩy mua bộ quần áo đồng phục của hãng Grab, xách xe máy ra chân ngã tư Xuân Thủy – Diễn để đón khách.

“Anh nhà em bảo, cứ mặc 'đồng phục' như thế, khách nào nhờ chở thì chở, bao nhiêu tiền thì theo quãng đường. Điện thoại 'cục gạch' không cài đặt được ứng dụng Grab, với mình 'làm tất ăn cả', được bao nhiêu thì được”, chị Hoa chia sẻ.

Những trường hợp "xoay nghề" như vợ chồng chị Hoa rất phổ biến tại Hà Nội trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Do Hà Nội thực hiện chủ trương giãn cách xã hội, không tụ tập đông người, nghề duy nhất mà nhiều người chọn, đó là… chạy Grab, ship đồ thuê.

Anh Nguyễn Văn An (26 tuổi, quê Hà Nam) tốt nghiệp đại học hơn 2 năm, đang là nhân viên thử việc một công ty tư nhân. Công ty đóng cửa, không có chế độ được nhận lương cơ bản, An tự mình xoay xở.

“Em đến đầu quân cho một công ty giao hàng, không có lương mà chỉ hưởng phần trăm theo đơn. Em phải cam kết với họ bằng giấy tờ tùy thân để không lấy hàng của khách. Buổi trưa và chiều, giờ cao điểm, em nhận ship hàng cho một quán ăn bán mang về. Việc gì có thu nhập em làm hết”.

Với người chạy Grab, ship hàng thì vất vả nhất đó là cao điểm nắng nóng.

“Những hôm nắng nóng cao điểm, chạy xe máy ngoài đường nhựa nhiệt độ có khi lên tới hơn 40 độ. Mồ hôi chưa kịp tứa ra đã bốc hơi, nhòe hết cả kính đeo mắt tránh bụi. Em trùm khẩu trang kín mít như ninja, mặc 3 lần áo, vừa để thấm mồ hôi, che nắng”, An chia sẻ. 

Quý I/2021, cả nước có 40.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Con số này năm 2020 là 101,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 13,9% so với năm 2019. Tính trung bình mỗi tháng có gần 8,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đây là con số chưa từng có trong 10 năm trở lại đây.

Làn sóng phá sản doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn là thực trạng chung trên toàn thế giới do ảnh hưởng của diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, kéo dài.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch Đầu tư)  

 

Theo VNN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS

(VNF) - Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng.

Ban Bí thư chỉ thị mở rộng chương trình cho vay ưu đãi nhà ở xã hội

Ban Bí thư chỉ thị mở rộng chương trình cho vay ưu đãi nhà ở xã hội

(VNF) - Ban Bí thư vừa ra Chỉ thị số 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội. Chỉ thị do Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký ban hành yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt, thực hiện nghiêm túc.

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất.

Các nhà mạng dốc tiền đầu tư 5G, tính thu về tỷ USD

Các nhà mạng dốc tiền đầu tư 5G, tính thu về tỷ USD

(VNF) - Với những tính năng vượt trội như mạng băng thông rộng, tốc độ kết nối cao gấp khoảng 40 lần với 4G, độ trễ thấp, đáp ứng nhanh, mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) được kỳ vọng sẽ là trụ cột, là cơ sở hạ tầng quan trọng giúp nền kinh tế số của Việt Nam “cất cánh” trong thời gian tới.

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

(VNF) - Thời gian qua, Việt Nam đã trở thành “cứ điểm” hấp dẫn cho các nhà sản xuất bán dẫn quốc tế, như Samsung, Intel và LG. Tuy nhiên, để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, cũng như gia tăng sức mạnh tự cường trong việc phát triển lĩnh vực này, cần một chiến lược dài hơi và sự quyết tâm của các doanh nghiệp trong nước.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.