IPO của Grab và GoTo sẽ mở đường cho nhiều 'kỳ lân' ra đời
Trà My/Theo CNBC -
11/06/2021 09:40 (GMT+7)
Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Grab và GoTo có thể sẽ mở đường cho nhiều doanh nghiệp tăng trưởng cao hơn nổi lên trong khu vực.
Theo công ty đầu tư mạo hiểm 500 Startups, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Grab và GoTo - hai trong số những “gã khổng lồ” công nghệ của Đông Nam Á có thể sẽ mở đường cho nhiều doanh nghiệp tăng trưởng cao hơn nổi lên trong khu vực.
"Kỳ lân" được định nghĩa là công ty khởi nghiệp được định giá trị doanh nghiệp trên 1 tỷ USD.
Trả lời hãng tin CNBC, ông Vishal Harnal, một nhà quản lý tại 500 Startups, cho rằng IPO của Grab và GoTo có thể giúp tạo ra nhiều "kỳ lân" hơn. Nhận định này trái ngược với nhiều lo ngại trước đó rằng các đối thủ nặng ký trong khu vực có thể “nuốt chửng” các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn.
Hồi tháng Tư, Grab, công ty hoạt động trong lĩnh vực đặt xe và giao hàng thông qua ứng dụng di động, có trụ sở tại Singapore, đã thông báo về việc niêm yết cổ phiếu thông qua một thương vụ sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) với trị giá 39,6 tỷ USD.
Trong khi đó, công ty mới thành lập GoTo (kết hợp giữa Gojek và Tokopedia) của Indonesia, cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử, gọi xe trực tuyến và các dịch vụ tài chính, thanh toán đã xác nhận với kênh truyền hình CNBC về kế hoạch IPO trong năm nay.
Theo ông Harnal, các công ty như Grab và Go To sẽ mua lại các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn và đầu tư nhiều hơn vào các công ty đã thu mua, nhờ đó nhiều "kỳ lân” sẽ ra đời. Ông Harnal đã ví quá trình này giống như quá trình diễn ra ở Trung Quốc với sự đầu tư của các công ty công nghệ nổi tiếng được gọi chung là BAT (gồm Baidu, Alibaba và Tencent).
Theo nghiên cứu của 500 Startups, trong số gần 150 "kỳ lân" đang hoạt động tại Trung Quốc, 40% doanh nghiệp được BAT rót vốn. Thống kê cho thấy các công ty BAT đã đầu tư vào 915 công ty công nghệ kể từ khi "lên sàn".
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone