'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bất động sản là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, trong đó các phân khúc: bán lẻ, văn phòng, khách sạn chịu thiệt hại nặng nhất.
Nhưng trong cơ chế thị trường, khó khăn của người này lại là cơ hội của người khác. Các hoạt động mua bán, sáp nhập vì thế mà trở nên sôi động, dẫu cho ở thời điểm hiện tại đó vẫn là những con sóng ngầm.
VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, TS Sử Ngọc Khương, về chủ đề này:
- Ông có thể nói rõ hơn về các khó khăn của thị trường bất động sản Việt Nam trong đại dịch Covid-19?
TS Sử Ngọc Khương: Bán lẻ, khách sạn, văn phòng là những phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề. Với phân khúc khách sạn – du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới đã điều chỉnh triển vọng lượng khách du lịch quốc tế năm 2020 giảm từ 1% đến 3%. Đây là lần đầu tiên số lượng du khách quốc tế được dự đoán giảm sau 10 năm tăng trưởng liên tiếp.
Việt Nam cũng chứng kiến sự sụt giảm đáng kể lượng khách quốc tế, nhất là khách Trung Quốc và Hàn Quốc – vốn là hai thị trường quan trọng nhất, chiếm 56% lượng khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2019. Vì vậy, ngành khách sạn đang gặp thách thức rất to lớn.
Đối với lĩnh vực bán lẻ, việc gia tăng các biện pháp cách ly xã hội đã làm giảm mức tiêu dùng. Hầu hết các đơn vị thuê mặt bằng kinh doanh cho biết doanh thu của họ sụt giảm mạnh và mong muốn được giảm tiền thuê để chia sẻ gánh nặng. Phía các chủ mặt bằng, vì vậy, chịu thiệt hại khi không có khách thuê, bị trả mặt bằng thuê hoặc phải giảm doanh thu cho thuê.
Nhà ở có lẽ là phân khúc ít chịu ảnh hưởng hơn cả hoặc chịu ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn.
Chính phủ hiện đã có các gói tài khóa, tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế. Chúng tôi kỳ vọng rằng khi dịch bệnh được khống chế, dịch vụ du lịch và khách sạn có thể là ngành đầu tiên phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng.
- Vậy các hoạt động đầu tư bất động sản đang diễn ra như thế nào trong bối cảnh dịch bệnh?
Đây là thời điểm khó khăn với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nói chung. Mặc dù vậy, đối với một bộ phận nhóm các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư bất động sản thì đây lại là cơ hội rất lớn đối với họ.
Thời gian qua, thị trường chứng kiến khá nhiều các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đã và đang sẵn sàng mua và nhận chuyển nhượng các dự án từ chính các nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong lĩnh vực bất động sản.
Savills Việt Nam nhận thấy sự quyết tâm cao độ của những nhóm đầu tư này. Tính từ 2019 đến nay, đã có một số dự án đang trong quá trình thương thảo với tổng giá trị ước tính hơn nửa tỷ USD.
- Nhóm nhà đầu tư mà ông nói tới là trong hay ngoài nước?
Cả hai, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Các thương vụ mà Savills đang làm chủ yếu là nhà đầu tư ngoại, họ mua còn chủ đầu tư trong nước bán. Nhóm các nhà đầu tư ngoại tích cực nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore và một số nước châu Âu.
- Nhóm nhà đầu tư ngoại này đang hướng tới phân khúc nào của thị trường?
Họ hướng tới cao ốc văn phòng, khách sạn và khu dân cư, trải dài trên cả 3 miền, tập trung nhiều nhất vào Hà Nội và TP. HCM.
- Ông đã nói rằng các thương vụ đang thương thảo, vậy tính đến hiện nay đã có thương vụ nào thành công chưa?
Chưa có thương vụ nào hoàn tất, vì hoạt động thương thảo thường sẽ mất từ 6 tháng đến 1 năm hoặc lâu hơn nữa. Chúng tôi kì vọng rằng quý III hoặc quý IV/2020 sẽ có những thương vụ thành công đầu tiên.
- Ông nhận định như thế nào về thị trường M&A bất động sản năm 2020?
Trong đại dịch thì ai cũng khó khăn, tuy nhiên đó lại là cơ hội cho nhà đầu tư có tiềm lực mạnh. Nhà đầu tư nước ngoài là một ví dụ, họ có lợi thế vì chi phí tài chính rẻ hơn, ví dụ lãi vay của Việt Nam xấp xỉ 8% - 10% nhưng ở Hàn Quốc, Nhật Bản xấp xỉ 2% - 3%.
Cũng cần thấy rằng thị trường bất động sản ở các quốc gia đó đã bão hòa, trong khi thị trường Việt Nam lại rất hấp dẫn: dân số gần 100 triệu người, GDP tăng trưởng trung bình 6,5%- 6,8% trong nhiều năm, dân số trẻ với độ tuổi 25 – 40 chiếm hơn 60% tổng dân số.
Các nhà đầu tư ngoại đầu tư vào Việt Nam chính là cách họ mở rộng sự phát triển. Hơn nữa, đầu tư bất động sản là cuộc chơi dài hạn của 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn thế nữa. Họ không vì những khó khăn mang tính nhất thời của đại dịch để dừng lại.
- Nhà đầu tư nước ngoài chủ động săn tìm, chủ đầu tư Việt Nam cũng sẵn sàng hợp tác?
Giới chủ trong nước cũng có hai nhóm. Nhóm thứ nhất có năng lực tài chính hạn chế, hoạt động trong các lĩnh vực bị thiệt hại nặng vì đại dịch như khách sạn, văn phòng, bán lẻ. Họ sử dụng đòn bẩy tài chính cao nên khi làm ăn kém thì không chịu nổi gánh nặng nợ, dẫn tới phải chuyển nhượng.
Nhóm thứ hai là những chủ đầu tư có năng lực tài chính và kinh nghiệm thị trường. Họ cùng với các nhà đầu tư ngoại hợp thành lực lượng đi tìm kiếm dự án trên thị trường hiện nay.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.